Kinh nghiệm chống buôn lậu tại sân bay của Hải quan Hà Lan
Một trong những thủ đoạn mà đối tượng buôn lậu sử dụng là giấu hàng lậu trong hành lý hòng trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan. Kết quả nghiên cứu cũng cảnh báo về tình trạng móc nối giữa đối tượng buôn lậu với nhân viên của các cơ quan làm việc tại sân bay. Dựa vào đánh giá trên, các cơ quan Hải quan trên thế giới đã xác định cần dành sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ nhân viên làm việc tại sân bay để quản lý rủi ro cũng như tìm ra các biện pháp đối phó.
Đối với Hải quan Hà Lan, cơ quan này được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu trên và triển khai các biện pháp quản lý các sân bay quốc tế của mình, trong đó phải kể đến sân bay Schipol- một trong những trung tâm trung chuyển hành khách lớn nhất của châu Âu.
Đây là sân bay có lưu lượng lớn về hành khách và hàng hóa. Chỉ riêng trong quý 3-2013, sân bay này đã xử lý 383.780 tấn hàng hóa, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến tháng 10-2013, lượng hàng hóa qua sân bay Schipol đã tăng 1,6% và chủ yếu được chuyển đến từ châu Á, Bắc Mỹ.
Hiện tại, Schipol được coi là trung tâm trung chuyển hàng hóa hàng không lớn thứ 3 của châu Âu. Theo kinh nghiệm của Hải quan Hà Lan, chỉ khi máy bay đang bay thì mới không thể kiểm tra sai phạm. Do đó, khi máy bay hạ cánh, công việc của cơ quan Hải quan sẽ rất nặng nề.
Những đối tượng mà Hải quan Hà Lan coi là có liên quan đến các “loại tội phạm sân bay” gồm nhân viên làm việc tại sân bay/ nhân viên làm việc trên máy bay (tiếp viên, phi công…). Tội phạm sân bay được coi là “một hoạt động của các nhân viên của hãng hàng không, cảng vụ tham nhũng, lạm dụng quyền hạn được giao và cấu kết với các tổ chức tội phạm lợi dụng các quy định về quản lý đối với khách nhập cảnh, các mặt hàng bị cấm/ hạn chế và các mặt hàng có thuế suất lớn; hoặc hỗ trợ cho việc đánh cắp các chuyến hàng có giá trị”.
Hải quan Hà Lan đúc kết những hành vi thông đồng với bọn tội phạm thường liên quan đến các thành phần sau: các thành viên phi hành đoàn: để cất giấu hàng hóa trong hành lý; Nhân viên dọn vệ sinh: để cất giấu hàng hóa trong nhà vệ sinh, dưới ghế ngồi và bên trong các thành, vách ngăn của máy bay; Nhân viên lái xe thang, xe chở hàng: để cất giấu hàng hóa trong xe chở thức ăn, hành lý vận chuyển lên máy bay; Thợ máy: để cất giấu hàng hóa trong khoang chứa hàng, hoặc các nơi khác của máy bay; Nhân viên bốc xếp hàng hóa/ hành lý: là người có quyền tiếp xúc với hàng hóa, máy bay, kho chứa hàng và khoang hành lý; Nhân viên an ninh: là người chịu trách nhiệm bảo vệ sân bay, sự an toàn của hành khách và máy bay.
Việc đầu tiên trong chống tội phạm ở sân bay là Hải quan Hà Lan xác định các quy trình công việc liên quan có thể có vấn đề. Trước hết, Hải quan Hà Lan nắm thông tin tổng quan về hệ thống hậu cần, cung cấp dịch vụ tại sân bay. Việc xây dựng một sơ đồ các mối quan hệ công việc giữa các bên liên quan là rất cần thiết giúp cho cơ quan Hải quan nắm được quy trình công việc và mức độ rủi ro của từng công việc trong dây chuyền hậu cần.
Để chống buôn lậu hiệu quả, việc áp dụng quản lý rủi ro là rất cần thiết. Hải quan Hà Lan áp dụng phương pháp thu thập thông tin trước về chuyến bay và hành khách (như thông tin về xuất xứ của hàng hóa, nơi xuất phát của máy bay, thông tin về hành khách…). Điều đó giúp cơ quan Hải quan xác định được trọng điểm kiểm tra. Kinh nghiệm của các đơn vị tình báo Hải quan là hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp vận tải, hãng hành không, nhất là các bộ phận liên quan đến xếp dỡ hàng hóa và làm thủ tục tại sân bay.
Hãng hàng không có thể chia sẻ thông tin về lịch bảo dưỡng máy bay để cơ quan Hải quan nắm được những tác động có thể từ bên ngoài đối với máy bay. Trên thực tế, việc cất giấu hàng buôn lậu trên máy bay cần có thời gian cũng như sự thông đồng giữa kỹ sư, nhân viên bảo dưỡng. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin về bảo dưỡng máy bay chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan. Do đó, Hải quan Hà Lan đã thiết lập các biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin với hãng hàng không, công ty bảo dưỡng máy bay.
Ngoài ra, nhân viên Hải quan cũng cần nắm rõ quy trình công việc của các công ty xếp dỡ hàng hóa và thường xuyên có mặt, giám sát tại sân bay, nhất là các vị trí nhạy cảm (như sân đỗ, kho hàng, ga hành khách hoặc khu vực dành cho phi hành đoàn…). Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, nhân viên Hải quan phải chú ý đến những điểm bất thường cũng như cả những công việc mang tính “truyền thống”, thông thường nhất của các đối tác tại sân bay.
Đương nhiên, việc này rất phức tạp nên cơ quan Hải quan cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác tại sân bay. Những kiến thức về cấu trúc máy bay, cách vận hành hoặc vấn đề về cơ khí cũng được tập huấn cho nhân viên kiểm soát Hải quan tại sân bay. Tại sân bay Schipol, khi cơ quan Hải quan kiểm tra máy bay, luôn có một kỹ sư về máy bay có mặt để hỗ trợ khi cần thiết theo thỏa thuận phối hợp giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp bảo dưỡng.
Khi giám sát hoạt động xếp dỡ hàng hóa, nhân viên Hải quan phải có thông tin về hàng hóa trên chuyến bay trọng điểm và chú ý tới các loại hình hàng hóa có thể được lợi dụng cho thủ đoạn “rip-off” qua phương pháp soi chiếu. Hiện nay, các biện pháp phổ biến mà cơ quan Hải quan sử dụng tại sân bay là máy soi cố định, máy soi di động, chó nghiệp vụ…
Việc kiểm tra bằng máy soi giúp phát hiện hàng hóa buôn lậu cất giấu trong máy bay và hành lý. Một lý do để Hải quan Hà Lan tăng cường sử dụng các công nghệ hiện đại trong giám sát, kiểm tra không chỉ bởi kết quả bắt giữ mà còn nhằm thể hiện quyết tâm thực hiện nhiệm vụ quản lý hải quan với cộng đồng và sự không khoan nhượng với các tổ chức buôn lậu./.
Vân Anh (Theo WCO)
Tin liên quan
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics