Facebook Twitter youtube Tiktok

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã có văn bản góp ý gửi Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo VCCI, nhiều quy định hiện hành mang dấu ấn của tư duy hành chính cũ kỹ – “không quản được thì cấm” – không chỉ đi ngược tinh thần cải cách môi trường kinh doanh mà còn vô hình trung tạo ra rào cản gia nhập thị trường, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Diễn biến mới từ thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc Sửa Thông tư về xuất khẩu gạo: Cắt gọn thủ tục, tăng hiệu quả quản lý
“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo
Quy định buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải sở hữu kho chứa – thay vì được thuê – đang bị cho là làm tăng rào cản tài chính, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ.

Cần tôn trọng quyền tự do kinh doanh

Một trong những điểm gây tranh cãi là quy định doanh nghiệp xuất khẩu gạo buộc phải sở hữu kho chứa thay vì được thuê như trước đây.

Theo VCCI, mục tiêu chính của quy định này là để đảm bảo năng lực lưu trữ, dự trữ gạo. Tuy nhiên, “sở hữu” hay “thuê” đều có thể đáp ứng mục tiêu này nếu được quản lý đúng cách.

“Việc buộc phải sở hữu kho là không cần thiết và gây cản trở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Miễn là đảm bảo được điều kiện lưu trữ, thuê hay mua là quyền tự chủ của doanh nghiệp” – VCCI nêu quan điểm.

Hệ quả rõ ràng là tăng chi phí đầu tư ban đầu, gây khó cho các DNNVV gia nhập thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, lập luận rằng doanh nghiệp thuê kho có lợi thế cạnh tranh về giá thành cũng không đủ sức thuyết phục, bởi chi phí thuê là một phần hợp pháp trong cấu thành giá sản phẩm và thuộc về cơ chế thị trường – nơi doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương án tối ưu.

Một quy định khác cũng bị VCCI phản đối là cấm doanh nghiệp chưa có giấy phép ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đã có giấy phép. Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này đang làm “hẹp đường sống” của nhiều đơn vị sản xuất gạo đạt chuẩn nhưng chưa hội đủ điều kiện cấp phép.

Điều này đã dẫn đến thực trạng một số doanh nghiệp buộc phải “đẩy” khách hàng sang mua gạo từ Thái Lan hoặc Campuchia – những thị trường có chính sách thông thoáng hơn, làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam và gây thiệt hại kép cho chuỗi giá trị ngành gạo.

VCCI cho rằng: “Ủy thác xuất khẩu là hình thức giao dịch hợp pháp theo Luật Thương mại. Không có lý do gì để cấm nếu hàng hóa không thuộc diện cấm hay hạn chế xuất khẩu”.

Không tạo “cửa hẹp” cho doanh nghiệp Việt

Dự thảo cũng yêu cầu thương nhân mới phải dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo trong vòng 45 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận. Quy định này bị VCCI đánh giá là không phù hợp với thực tế kinh doanh, nhất là khi doanh nghiệp chưa thể ký được hợp đồng xuất khẩu.

“Điều này vừa gây áp lực tài chính vừa làm tăng chi phí lưu kho và bảo quản không cần thiết. Thậm chí, doanh nghiệp có thể bị động do không xác định được chính xác thời điểm được cấp phép”, VCCI phân tích.

Đáng chú ý, tác động của thương nhân mới đến giá gạo nội địa là không đáng kể so với tổng thể thị trường. Việc trông chờ họ giải cứu giá nông sản vào vụ thu hoạch là không thực tế và đặt sai vai trò của nhóm doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi xuất khẩu.

Dự thảo mới đề xuất thu hồi giấy phép nếu thương nhân không nộp báo cáo dự trữ lưu thông sau 45 ngày kể từ khi bị đôn đốc. Theo VCCI, đây là một biện pháp xử phạt quá mức cần thiết, bởi vi phạm này chỉ mang tính hành chính.

“Hành vi không báo cáo có thể xử lý bằng biện pháp phạt tiền cao để răn đe. Chỉ nên thu hồi giấy phép khi doanh nghiệp không còn đáp ứng điều kiện kinh doanh”, VCCI khuyến nghị.

Trong bối cảnh Việt Nam đang theo đuổi các mục tiêu xuất khẩu bền vững, gia tăng giá trị và xây dựng thương hiệu quốc gia, việc duy trì những điều kiện kinh doanh “lỗi thời” sẽ khiến doanh nghiệp trong nước mất lợi thế cạnh tranh, trong khi các thị trường lân cận lại ngày càng linh hoạt và cởi mở.

Tư duy “không quản được thì cấm” – từng được đề cập trong Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị như một điểm cần loại bỏ – nếu không được thay đổi, sẽ làm suy yếu động lực phát triển của khối tư nhân và gây tổn hại đến chính ngành gạo – vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

HOA BÙI

Tin liên quan

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1398/QĐ-BCT triển khai Kế hoạch cao điểm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong tình hình mới.
Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ trong tháng 5/2025.
Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, việc giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc hàng hoá kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây

Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Bắc Kinh từ ngày 27 đến 29/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam Đỗ Đức Duy đã hội đàm với bà Tôn Mai Quân – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Cuộc gặp tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc – đặc biệt với mặt hàng sầu riêng, đồng thời phối hợp triển khai các giải pháp đảm bảo thông suốt hoạt động giao thương trong vụ vải thiều sắp tới.
Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025

Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025

Mùa vải năm 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thông qua hệ thống phân phối gồm GO!, Tops Market và chuỗi siêu thị mini go! trên toàn quốc, tăng gấp đôi so với mùa vụ năm ngoái.
Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp

Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp

Vụ thu hoạch năm 2025, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) tiếp tục khẳng định vị thế nông sản xuất khẩu chủ lực khi hơn 2.000 tấn vải chất lượng cao được chuẩn bị xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Australia và EU – những nơi nổi tiếng với hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ

Sau nhiều năm phụ thuộc vào thị trường dễ tính và xuất thô, ngành tôm Việt Nam đang chuyển mình rõ rệt: từ ngắn hạn sang chiến lược dài hơi, từ dàn trải thị trường sang chọn lọc đầu ra có tiêu chuẩn cao. Với các bước đi mạnh về chế biến sâu, truy xuất nguồn gốc và khép kín chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt đang rẽ khỏi lối cũ để tìm đường đi bền vững hơn.
Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, trị giá xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong tháng 4/2025 chỉ đạt gần 15,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức gần như thấp nhất kể từ tháng 1/2023 trở lại đây.
EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

Ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa PET có xuất xứ từ Việt Nam, nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong sản xuất chai, lọ, bao bì thực phẩm – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể của Việt Nam sang thị trường này.
EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Giữa tháng 6 tới, một đoàn thanh tra từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ đến Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sầu riêng. Đây là động thái nhằm giám sát và kiểm tra việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU.
Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Trong quý I/2025, xoài Việt Nam chiếm tới 97% tổng lượng xoài nhập khẩu vào Trung Quốc, vượt xa các đối thủ như Thái Lan, Peru, Australia, Campuchia và Philippines.
Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chính sách thuế quan gia tăng từ Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trong số các thị trường tiềm năng, Đức đang nổi lên như một điểm tựa chiến lược – không chỉ bởi sức mua cao, mà còn nhờ tính bổ trợ trong cấu trúc thương mại giữa hai nước.
Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Một số doanh nghiệp với tư duy chiến lược, đã chủ động xuất khẩu hàng hóa bằng chính thương hiệu của mình.
Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Hiện diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích cả nước, một tỷ lệ còn khá thấp. Nếu nâng được tỷ lệ này lên mức 70-80%, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, tạo lợi thế rõ rệt trong cạnh tranh quốc tế.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chỉ đạt 777 triệu USD – mức sụt giảm lên tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việc Trung Quốc phê duyệt thêm hàng trăm mã số vùng trồng sầu riêng cho Việt Nam mở ra cơ hội xuất khẩu lớn nhưng cũng đặt ra thách thức quản lý chất lượng, minh bạch chuỗi cung ứng và đáp ứng yêu cầu hậu kiểm ngày càng nghiêm ngặt.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1398/QĐ-BCT, triển khai Kế hoạch cao điểm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong tình hình mới.
Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cà Mau phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa kiểm tra, phát hiện nhiều sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Vận hành chính thức tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa

Tuyến hành khách xuất nhập cảnh Lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) chính thức được vận hành.
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ngày 27/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi nhiều mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

TP. Hồ Chí Minh: Khởi tố hình sự 34 vụ buôn lậu, hàng giả

Trong số trên 5.000 vụ vi phạm do các lực lượng chức năng của TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, bắt giữ trong 5 tháng đầu năm, đã có 34 vụ buôn lậu, hàng giả bị khởi tố hình sự.
LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

Việc xóa bỏ thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh sẽ đảm bảo minh bạch hóa hoạt động, tạo sự bình đẳng về chế độ thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
Phiên bản di động