Kết quả tích cực từ đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập là một giải pháp hữu hiệu để giảm chi thường xuyên. Ảnh: ST |
Số lượng ĐVSNCL giảm mạnh
Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL và đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trưởng, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, Bộ Tài chính cho biết, hiện số lượng các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ về tài chính bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2015, cả nước có 30.219 đơn vị sự nghiệp được giao tự chủ tài chính (tăng 7.609 đơn vị so với năm 2006). Trong đó, chỉ có 1.114 đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động, tăng 322 đơn vị so với năm 2006. Đến năm 2016, triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, có 109 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 1.878 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 12.841 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Theo Bộ Tài chính, sau khi thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ (ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập), so sánh thời điểm ngày 29/2/2020 với năm 2017 và năm 2015 cho thấy, số lượng ĐVSNCL thuộc các bộ, ngành là 1.045 đơn vị, giảm 44 đơn vị so với năm 2017 và giảm 53 đơn vị so với năm 2015. Trong khi đó, số lượng ĐVSNCL thuộc các địa phương là 49.445 đơn vị, giảm 4.670 đơn vị so với năm 2017 và giảm 6.189 đơn vị so với năm 2015.
Đáng chú ý, trong tổng số ĐVSNCL của cả nước, có 12.267 ĐVSNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 2.494 ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và 253 ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Như vậy, tính đến ngày 29/2/2020 kết quả sắp xếp tổ chức lại các ĐVSNCL của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã giảm 11% so với năm 2015, đạt được mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2021 tối thiểu binh quân cả nước giảm 10% ĐVSNCL
Bộ Tài chính cũng đánh giá, thời gian qua, các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phát triển nguồn thu, chi phí, tăng thu nhập cho người lao động.
Đặc biệt, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, cơ quan trung ương quản lý cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chỉ hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước giao đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Chính phủ. Trong đó các đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động tự bảo đảm toàn bộ tiền lương, ngân sách nhà nước không phải bổ sung kinh phí do thay đổi chế độ tiền lương; đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí một phần thu sự nghiệp được huy động để bù đắp một phần nguồn tiền lương tăng thêm theo quy định giảm chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước.
Nhiều chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
Thời gian qua, một trong những nội dung quan trọng trong việc đổi mới cơ chế tự chủ của ĐVSNCL đó chính là việc khuyến khích xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 22/1/2021 về thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định chính sách khuyến khích xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ bước đầu đã thay đổi nhận thức của xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ sự nghiệp công do ĐVSNCL cung ứng; thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công. Nhìn chung, các dự án xã hội hóa hoàn thành đưa vào sử dụng bảo đảm hoạt động đúng mục tiêu đã cam kết và phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực xã hội hóa.
Hơn nữa, hiện các địa phương đã quan tâm hơn đến việc ban hành các văn bản khuyến khích việc thực hiện chính sách xã hội hóa cụ thể tại địa phương. Theo số liệu thống kê, hầu hết các địa phương gửi báo cáo đều đã ban hành các quy định về chế độ chính sách thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn để phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, để khuyến khích và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở xã hội hóa, cá biệt một số địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc thù như việc UBND TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư thành phố. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất cho các dự án tham gia Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề y tế và văn hóa, thể dục thể thao. Hay như việc UBND TP Hải Phòng ban hành quy định chế độ ưu đãi như hỗ trợ nguồn nhân lực, hỗ trợ lợi nhuận các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng cho cơ sở xã hội hóa thuê, hỗ trợ lãi suất tiền đầu tư cơ sở xã hội hóa vay lĩnh vực giáo dục, y tế, chính sách về đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển của thành phố... vay ưu đãi UBND tỉnh Phú Thọ cũng thực hiện hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 30% lãi suất sau đầu tư trong thời hạn không quá 3 năm đối với các cơ sở giáo dục bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập mà chưa có cơ sở vật chất hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng một nhà lớp học (tương đương dự toán nhà lớp học theo mẫu thiết kế của tỉnh), tổng số vốn ngân sách địa phương đã hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở ngoài công lập là 11,5 tỷ đồng, trong đó cơ sở giáo dục là 8,2 tỷ đồng, cơ sở y tế là 3,3 tỷ đồng. Còn UBND tỉnh Quảng Ninh hàng năm đã ưu tiên, dành nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị thực hiện dự án đầu tư theo mô hình xã hội hóa với tổng dự toán kinh phí bố trí giai đoạn 2007 - 2016 là 86 tỷ đồng, số kinh phí đã giải ngân là 69 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 80%);...
Bộ Tài chính nhận định, hiện nay các ĐVSNCL đã đa dạng hóa loại hình, phương thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong các lĩnh vực xã hội hóa. Từ đó tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy nâng cao chất lượng đối với các ĐVSNCL, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời các đơn vị cũng từng bước đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao của một bộ phận dân cư và góp phần giảm áp lực, sự quá tải trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các ĐVSNCL.
Đáng chú ý, bên cạnh việc huy động được các nguồn lực trong nước để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp..., việc thực hiện xã hội hóa thời gian qua đã thu hút được một phần không nhỏ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ đó đã tiếp thu, áp dụng các kỹ năng quản lý, quản trị tiên tiến trong hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.
Bộ Tài chính đánh giá, nhìn chung, các chính sách ưu đãi khuyến khích xóa hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tiễn, góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư của xã hội tham gia cung cấp các dịch vụ sự nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội với chất lượng và số lượng ngày càng cao.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK