Hiểm họa đối với Mỹ từ việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria
Một lễ tang dành cho các dân thường và chiến binh người Kurd Syria. Ảnh: AFP. |
Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập sâu vào miền bắc Syria để tiến đánh các lực lượng người Kurd ở đây (bắt đầu từ ngày 9/10/2019) đã khiến cho tình hình ở Syria nói riêng và Trung Đông nói chung vốn đã phức tạp nay càng phức tạp hơn. Sự kiện đã và đang gây rúng động dư luận thế giới trong những ngày qua.
Giờ đây sau khi Mỹ rút quân khỏi miền bắc Syria, một đồng minh của Mỹ đang tấn công một nhóm từng sát cánh với quân Mỹ trong nhiều năm, cụ thể là trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan IS.
Người Kurd là nhóm dân tộc thiểu số đông nhất ở Syria (chiếm khoảng 5-10% dân số Syria vào năm 2011). Họ sống chủ yếu ở miền bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các nhóm dân Arab và các tộc người khác. Ngoài ra còn có các cộng đồng lớn người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran.
Có một số lực lượng dân quân người Kurd ở Syria, trong đó mạnh nhất là các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân, viết tắt theo tiếng Kurd là YPG.
Mỹ đánh mất hình ảnh trong cộng đồng người Kurd Syria
Khi cuộc “xâm lược” do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành diễn ra và thương vong người Kurd tăng lên, các thành viên của Lực lượng Dân chủ Syria (chủ yếu là người Kurd) đã ngày càng phẫn nộ với Mỹ. Một số gọi động thái của ông Trump là phản bội vì đã để mặc họ cho người Thổ Nhĩ Kỳ. Đã có những cuộc biểu tình trong cộng đồng này nhằm phản đối động thái của Tổng thống Trump. Ngoài ra Mỹ còn vấp phải sự chỉ trích từ châu Âu và trong nội bộ vì đã nỡ bỏ rơi đồng minh Kurd, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tùy ý hành động.
IS có nguy cơ trỗi dậy mạnh mẽ
Tổ chức khủng bố cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS) được hưởng lợi từ sự bất ổn mới này. Giờ đây các chiến binh do người Kurd dẫn dắt sẽ gặp khó khăn vì thiếu nhân lực trong việc nhổ bung các ổ chiến binh IS còn sót lại cũng như trong việc canh chừng khoảng 11.000 phiến quân IS đang bị giam giữ trên lãnh thổ do người Kurd kiểm soát hiện nay ở Syria.
Người Kurd còn quản lý hơn một chục trại dành cho các gia đình bị thay đổi chỗ ở, các trại này chứa tổng cộng hàng chục ngàn người, nhiều người trong số đó là vợ con của các chiến binh IS.
Sau một cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ mới đây, các tù nhân nữ có mối liên hệ với IS đã nổi loạn tại một trại giam giữ ở Ain Issa. Họ đã đốt cháy lều của mình và xé bỏ hàng rào. Trong tình trạng lộn xộn đó, hơn 500 người đã trốn thoát.
Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào miền bắc Syria vào hôm 9/10, tổ chức khủng bố IS tuyên bố chịu trách nhiệm về ít nhất 2 cuộc tấn công ở Syria: Một vụ đánh bom xe ở thành phố Qamishli (miền bắc Syria) và một cuộc tấn công tương tự nhằm vào một căn cứ quân sự quốc tế ở ngoại ô Hasaka – một thủ phủ khu vực nằm xích về phía nam.
Tổng thống Mỹ Trump đã nhiều lần nói rằng Mỹ đã đưa những phần tử IS nguy hiểm nhất ra khỏi Syria để đảm bảo chúng không trốn thoát được. Nhưng trên thực tế quân đội Mỹ mới chỉ giam được 2 phần tử người Anh – chiếm một nửa số người trong nhóm mang tên “Beatles” đã tra tấn và giết hại các con tin phương Tây, theo nguồn tin của các quan chức Mỹ.
Giới chức Mỹ cho hay, người Kurd đã từ chối cho quân đội Mỹ lấy thêm các tù binh IS từ các điểm giam giữ của người Kurd, bao gồm cả các trường học và nhà tù cũ của chính phủ Syria. Các cơ sở này giam giữ khoảng 11.000 người, trong đó 9.000 phần tử là người Syria hoặc Iraq. Khoảng 2.000 người đến từ khoảng 50 quốc gia khác mà chính phủ của họ từ chối hồi hương các phần tử này.
Mối lo sợ phổ biến hiện nay là các phiến quân IS sẽ đào tẩu và điều này sẽ tạo điều kiện cho sự hồi sinh của IS. Giới chức Kurd cho biết, 5 phần tử IS đã trốn thoát trong cuộc oanh tạc do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành nhằm vào một nhà tù do họ quản lý ở Qamishli vào hôm 11/10.
Chính quyền Syria được trao cơ hội hiếm có
Chính quyền Mỹ (cả thời Obama lẫn Trump) đều không ưa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và bấy lâu nay họ ủng hộ các lực lượng đối lập Syria. Trong 5 năm liền, Mỹ dựa vào việc hợp tác với người Kurd để không chỉ đánh lại IS mà còn giới hạn ảnh hưởng của Nga và Iran (cùng ủng hộ chính quyền Syria).
Thế nhưng giới chức người Kurd hôm 14/10 đã cho phép quân đội chính phủ Syria trở lại những vùng rộng lớn của miền bắc Syria, nơi mà quân đội Syria đã không hiện diện trong hơn 5 năm qua. Lực lượng dân quân do người Kurd lãnh đạo cho biết chính quyền Syria có “nghĩa vụ bảo vệ biên giới đất nước và bảo tồn chủ quyền Syria” và họ sẽ triển khai quân dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Về mặt chính thức, quân đội Syria sẽ chỉ hỗ trợ người Kurd bảo vệ khu vực của họ trước sự tiến công của quân Thổ Nhĩ Kỳ, còn cuộc sống dân sự vẫn sẽ do chính quyền tự trị người Kurd quản lý. Nhưng nhiều người cho rằng chế độ của Tổng thống Assad và lực lượng an ninh của ông sẽ dễ dàng khôi phục lại kiểm soát đối với khu vực này, mà điều này là điều Mỹ không mong muốn.
Nga và Iran (đều là đối thủ của Mỹ) cũng được hưởng lợi khi đó – họ có điều kiện để mở rộng ảnh hưởng ở vùng này. Nga đang nổi lên với tư cách là nhà trung gian hòa giải chính giữa người Kurd, chính quyền Assad và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin liên quan
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics