Hạn chế “quyền lực” của cổ đông lớn theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Biểu đồ: H.Dịu |
Theo đó, về tỷ lệ sở hữu của các TCTD, Luật Các TCTD (sửa đổi) đã quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa tại một TCTD từ 15% xuống 10% vốn điều lệ đối với một cổ đông tổ chức; giảm từ 20% xuống còn 15% vốn điều lệ đối với một nhóm cổ đông liên quan, đồng thời mở rộng đối tượng liên quan. Tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân được giữ nguyên ở mức 5%.
Ngoài ra, các cổ đông trong nước có tỷ lệ sở hữu vượt quy định được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu. Các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của TCTD phải thực hiện cung cấp thông tin và TCTD phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này. Trước đó, cổ đông sẽ chỉ phải công bố thông tin về các giao dịch, sở hữu, người liên quan khi nắm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên. Bên cạnh đó, “những người có liên quan” theo Luật Các TCTD (sửa đổi) cũng được mở rộng.
Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, các quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông và một nhóm cổ đông liên quan tại một TCTD được thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn. Cùng với đó, quy định về người có liên quan cũng được làm rõ và rộng hơn đáng kể so với quy định hiện nay, đặc biệt với bên có liên quan là cá nhân. Quy định này góp phần hạn chế khả năng một nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ phần, từ đó góp phần giảm sở hữu chéo, thao túng hoạt động của TCTD.
Bên cạnh đó, Luật cũng đưa ra quy định chuyển tiếp đối với nội dung này (những cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao hơn giới hạn cho phép, trước khi Luật có hiệu lực) vẫn sẽ được giữ nguyên (không phải bán ra cổ phần), nhưng sẽ không được phép tham gia vào các đợt phát hành cổ phần mới của ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ sở hữu hiện tại sẽ giảm dần về giới hạn theo lộ trình đến năm 2029, qua đó đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu, tính hiệu lực, hiệu quả của quy định này còn phụ thuộc nhiều vào khâu thực thi sau này, nhất là việc tuân thủ công bố thông tin, đảm bảo thực chất, công khai, minh bạch và kịp thời…
Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, những quy định này sẽ tác động tích cực tới việc ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng. Chẳng hạn như vụ việc đã xảy ra tại ngân hàng SCB, thực chất một cá nhân nắm đến trên 90% cổ phần ngân hàng thông qua hàng trăm người đứng tên hộ, nhưng cơ quan quản lý lại không biết người đại diện đó là ai cho đến khi cơ quan điều tra vào cuộc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, để xử lý hiệu quả tình trạng thao túng ngân hàng thì cần nâng cao vai trò giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát tại các TCTD.
Trước đó, trong một báo cáo gửi Quốc hội vào tháng 10/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, những năm qua, NHNN đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn ngừa, xử lý sở hữu cổ phần vượt quá giới hạn quy định, sở hữu chéo, cho vay, đầu tư không đúng quy định cùng với quá trình cơ cấu lại TCTD. Nhờ đó, sở hữu cổ phần vượt giới hạn, sở hữu chéo giữa TCTD, TCTD và doanh nghiệp đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã được khắc phục; cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định (chủ yếu còn tại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước) cần tiếp tục chỉ đạo xử lý nhằm tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
NHNN cũng cho biết, một số TCTD có mức độ tập trung sở hữu cổ phần tại một số cổ đông và người liên quan, mặc dù không vi phạm quy định của pháp luật, nhưng cần quan tâm lưu ý nhằm ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Vì thế, NHNN đã bổ sung các quy định tại Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm xử lý hiệu quả tình trạng lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.
Cùng với những quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu, cũng theo quy định tại Luật Các TCTD (sửa đổi), đối với giới hạn cấp tín dụng, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan được quy định giảm dần theo lộ trình từ giai đoạn 2024 đến 2029. Theo đó, từ năm 2029 trở đi, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng sẽ không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng, cho vay với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có.
Ngoài ra, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.
Các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, sau vụ việc tại SCB và Vạn Thịnh Phát thì việc giám sát chặt chẽ việc cho vay các bên liên quan và các công ty vệ tinh là điều cần thiết để đảm bảo dòng vốn được phục vụ đúng mục đích. Tuy nhiên, SSI cho rằng, việc giám sát chặt chẽ việc cho vay các bên liên quan và các công ty vệ tinh là điều cần thiết để đảm bảo dòng vốn được phục vụ đúng mục đích. Do đó, việc thực thi các quy định một cách hiệu quả cần có sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên từ phía các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, TCTD sẽ phải đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm thiểu rủi ro tập trung. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các ngân hàng cho nhóm khách hàng liên quan vay sẽ gặp áp lực cơ cấu lại khoản vay...
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Tiếp tục xử lý sở hữu chéo trong ngân hàng
13:20 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics