Hải quan Ý kiểm soát chất lượng hàng hoá trong thời kỳ Covid-19
Tháng 5/2020, tại sân bay Malpensa, cơ quan Hải quan đã thu giữ 5.180 đơn vị chloroquine, một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh sốt rét, nhưng cũng được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhà nhập khẩu không có giấy phép theo quy định của cơ quan y tế. |
Các cơ quan giám sát thị trường có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm thường xuyên được kiểm soát, thông qua đánh giá tài liệu về sản phẩm và/ hoặc (tuỳ trường hợp) kiểm tra thực tế và thử nghiệm sản phẩm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát các sản phẩm nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU), về mặt tuân thủ yêu cầu về chất lượng và an toàn của hàng hoá, là cơ quan Hải quan và cơ quan Quản lý Độc quyền. Cơ quan Hải quan có thể đình chỉ việc giải phóng hàng hoá nếu nghi ngờ rằng chúng không an toàn và/ hoặc không tuân thủ luật pháp, hoặc không đáp ứng các yêu cầu về chứng từ và nhãn mác.
Trường hợp đình chỉ giải phóng hàng hoá đưa vào lưu thông, Hải quan Ý phải thông báo ngay cho cơ quan giám sát thị trường có thẩm quyền. Cơ quan này có ba ngày làm việc để thực hiện điều tra sơ bộ và quyết định hàng hoá có thể được giải phòng hay phải bị tạm giữ để kiểm tra thêm về độ an toàn và sự phù hợp của chúng. Sau đó, quyết định cuối cùng của cơ quan giám sát thị trường sẽ được thông báo cho cơ quan Hải quan để giải phóng hàng hoá, tịch thu hoặc tái xuất hàng hóa.
Sổ tay hướng dẫn Quy trình Hoạt động Chuẩn (SOP) của cơ quan Hải quan được cập nhật vào năm 2019 đảm bảo tất cả các đơn vị Hải quan đều áp dụng thống nhất quy trình thủ tục và đảm bảo kiểm soát biên giới hiệu quả nhất có thể. Sổ tay cung cấp cho các nhân viên Hải quan chi tiết về cách thực hiện các biện pháp kiểm soát, bao gồm cả các yêu cầu về sự phù hợp và an toàn của sản phẩm.
Cơ sở của hoạt động này đã tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan Ý và các cơ quan giám sát thị trường, và đặc biệt là với MISE. Một nhân viên Hải quan được biệt phái làm việc tại MISE với tư cách là nhân viên liên lạc điều phối trao đổi thông tin. Để trang bị kiến thức về hàng hoá, nhân viên Hải quan được tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên ngành do nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau tổ chức. MISE hỗ trợ cơ quan Hải quan bằng cách gửi thông tin về các danh mục sản phẩm có rủi ro cao, các nhà sản xuất hoặc tác nhân kinh tế có rủi ro cao hay bất kỳ thông tin liên quan nào khác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các sản phẩm bị nghi ngờ không an toàn hoặc không tuân thủ tại biên giới. Nhân viên của MISE cũng hỗ trợ các nhân viên Hải quan trong quá trình kiểm soát thực tế và tư vấn về các vấn đề kỹ thuật. Sự hợp tác này đã được chính thức hóa bằng một thỏa thuận giữa hai cơ quan. Các cơ quan giám sát thị trường khác cũng phối hợp với cơ quan Hải quan trên cơ sở thỏa thuận tương tự.
Khi đại dịch Covid-19 tấn công nước Ý vào đầu năm 2020, Hải quan Ý được yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với hàng hóa được xác định là quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus, với mục đích ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm bất hợp pháp, trái phép và nguy hiểm có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng. Một thỏa thuận mới đã được ký kết với MISE nhằm tăng cường kiểm soát của cơ quan Hải quan đối với Thiết bị Bảo vệ sức khoẻ Cá nhân và trang thiết bị y tế (như khẩu trang) để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã được áp dụng. Nhiều biện pháp được triển khai, cụ thể như sau:
Thứ nhất, củng cố việc phân tích rủi ro của một số loại hàng hóa. Tùy viên Hải quan tại Đại sứ quán Ý tại Trung Quốc có trách nhiệm cung cấp dữ liệu và thông tin về các công ty được phép sản xuất các sản phẩm liên quan đến Covid-19, cũng như các công ty liên quan đến các hành vi gian lận. Để làm như vậy, tùy viên Hải quan đã thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp với Hải quan Trung Quốc và với Phòng Thương mại Trung Quốc tại Ý. Hải quan Ý cũng xây dựng hồ sơ rủi ro trên cơ sở thông tin tình báo thu thập được trên toàn quốc cũng như từ các quốc gia khác, hoặc từ nguồn của Văn phòng Chống gian lận châu Âu (OLAF) và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).
Thứ hai, cơ quan Hải quan quy định danh sách các tài liệu bắt buộc kèm theo tờ khai hải quan đối với một số sản phẩm như là biện pháp tạm thời, và tuỳ trường hợp, yêu cầu có thêm giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn của sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người dân. Ví dụ, việc khai báo liên quan đến điểm đến cuối cùng của hàng hóa là bắt buộc. Điều này cho phép Hải quan Ý tăng khả năng kiểm soát đối với việc nhập khẩu cho các dịch vụ công và tư nhân quan trọng (như bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, cơ quan bảo vệ dân sự và cơ quan quân sự).
Thứ ba, đã có nhiều khóa đào tạo chuyên ngành được tổ chức cho các công chức Hải quan làm nhiệm vụ thông quan và kiểm tra hàng hóa. Các đơn vị Hải quan Ý được yêu cầu hỗ trợ đặc biệt cho các nhân viên Hải quan làm việc tại cửa khẩu để đẩy nhanh quy trình kiểm soát. Các đơn vị thuộc cơ quan giám sát thị trường (như Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Y tế và Viện An toàn lao động) đã cùng với cơ quan Hải quan đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và EU theo quy trình thông thường.
Thứ tư, số lượng các cuộc kiểm tra đối với hàng hóa trọng điểm tăng lên. Cơ quan Hải quan thường xuyên yêu cầu nhân viên Hải quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế.
Thứ năm, các biện pháp kiểm soát cũng được tăng cường đối với hiệu lực của nhãn hiệu CE và sự phù hợp của sản phẩm. Các biện pháp kiểm soát như vậy cần sự tham vấn của “các cơ quan chức năng theo quy định” được chỉ định để thực hiện các thủ tục đánh giá sự phù hợp và cấp chứng chỉ đánh dấu CE. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền thông báo được chỉ định có sẵn trong hệ thống thông tin NANDO của Ủy ban châu Âu (EC).
Thứ sáu, kiến thức của nhân viên giám định cũng như các thiết bị giám định, cũng được cung cấp cho các thành viên EU khác cần đánh giá chất lượng hàng hoá nhưng có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cơ chế trao đổi thông tin hiện có giữa các thành viên EU cho phép chia sẻ kết quả phân tích (trừ khi quyền truy cập thông tin bị hạn chế bởi cơ quan tư pháp. Trong trường hợp đó, việc truy cập thông tin cần có sự cho phép đặc biệt).
Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan Hải quan cũng phải đảm bảo việc tuân thủ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tạm thời của Chính phủ để đảm bảo các hàng hóa và sản phẩm thiết yếu phòng, chống sự lây lan của Covid-19 đều có sẵn trên thị trường quốc gia.
Trong thời gian qua, lực lượng kiểm soát của Hải quan Ý đã tăng cường kiểm tra và điều tra về sản phẩm y tế. Hiện nay, các cuộc điều tra đang tập trung vào các đường dây tội phạm có tổ chức buôn bán các sản phẩm y tế bất hợp pháp và hàng giả.
Hiện nay, vắc xin là một sản phẩm quan trọng đối với cuộc chiến chống Covid-19. Nguy cơ lớn hiện nay là tình trạng bán vắc xin giả trên Internet. Cách hiệu quả nhất để chống lại hành vi này là nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách phân phối vắc xin và về sự nguy hiểm của những sản phẩm này. Trước đây, Hải quan Ý đã có các chiến dịch truyền thông về sự nguy hiểm của đồ chơi giả và thuốc bất hợp pháp. Các chiến dịch tuyên truyền như vậy có sự tham gia của các nhân vật của công chúng, chẳng hạn như ca sĩ và diễn viên nổi tiếng. Một chiến dịch mới về vắc xin giả sẽ sớm được khởi động và Hải quan Ý cũng đang phối hợp với Cơ quan Dược phẩm (AIFA) và các chuyên gia y tế để truyền bá thông điệp này.
Tin liên quan
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK