Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
Theo báo cáo mới của Ban Thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về tác động tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thương mại thế giới, trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
Ngược lại, trong kịch bản thận trọng khi ứng dụng AI không đồng đều và tăng trưởng năng suất thấp, dự báo tăng trưởng thương mại chỉ dưới 7 điểm phần trăm.
Các nền kinh tế thu nhập cao được đánh giá sẽ ghi nhận mức tăng năng suất lớn nhất, trong khi các nền kinh tế thu nhập thấp có tiềm năng tốt hơn để giảm chi phí thương mại.
Báo cáo có tựa đề “Giao dịch bằng trí tuệ: AI định hình và được định hình như thế nào trong thương mại quốc tế,” đề cập cách AI có thể giảm chi phí thương mại, định hình lại thương mại dịch vụ, tăng thương mại hàng hóa và dịch vụ liên quan đến AI và xác định lại lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Báo cáo cũng nêu bật khác biệt ngày càng tăng giữa các cách tiếp cận về quy định liên quan AI, tác động đến các cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Theo báo cáo, bằng cách giảm chi phí thương mại, AI có thể giúp cân bằng sân chơi cho các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ vượt qua các rào cản thương mại, thâm nhập thị trường toàn cầu và tham gia vào thương mại quốc tế.
Báo cáo lưu ý rằng AI có thể chuyển đổi mô hình thương mại dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ được cung cấp kỹ thuật số, dự báo sẽ có mức tăng trưởng tích lũy gần 18 điểm phần trăm trong kịch bản lạc quan.
Báo cáo cũng cung cấp tổng quan về các sáng kiến của chính phủ được thực hiện ở cấp độ trong nước, khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy và quản lý AI, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của WTO trong việc tạo điều kiện cho thương mại liên quan đến AI, đảm bảo AI đáng tin cậy và thúc đẩy sự thống nhất trong quy định toàn cầu.
Trong lời tựa của báo cáo, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ: “Báo cáo nhằm mở ra cuộc thảo luận về cách WTO có thể thúc đẩy phát triển và triển khai AI, giảm thiểu các rủi ro liên quan và mối lo ngại về sự khác biệt trong quy định giữa các nước. Về vấn đề này, hai câu hỏi định hướng mà báo cáo cố gắng giải quyết là: Bằng cách nào WTO có thể đảm bảo lợi ích của AI được chia sẻ rộng rãi, và cách thức có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết những thách thức từ AI"./.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
VinFuture 2024: Giải thưởng đầu tiên nhận ra và tôn vinh 3 nền tảng của AI
10:31 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics