Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Đủ điều kiện phải giải ngân ngay
Ngày 12/3, NHNN đã tổ chức Hội nghị đẩy mạnh triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội nghị. |
30/68 dự án có nhu cầu vay vốn
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, bất động sản luôn là vấn đề được NHNN quan tâm trong chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ thị trường phục hồi và phát triển ổn định. Chính vì vậy, nhiều chính sách của NHNN đều dành cơ chế thoả đáng cho lĩnh vực bất động sản, kể cả những cơ chế hỗ trợ như giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp hay chính sách giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại…
Theo NHNN, năm 2023, dù còn nhiều khó khăn nhưng dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tín dụng đã đi vào những phân khúc bất động sản đang được khuyến khích phát triển như nhà ở cho người dân có nhu cầu thực, nhất là lĩnh vực nhà ở thương mại, hạn chế tín dụng vào phân khúc nghỉ dưỡng.
Đối với riêng Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Phó Thống đốc cho hay, đây là gói tín dụng hỗ trợ mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội mà Chính phủ đề ra, có thể kéo dài một vài năm, không cần giải ngân gấp tuy nhiên với những dự án đủ điều kiện thì sẽ được giải ngân ngay.
Hơn nữa, gói tín dụng này là nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, với cam kết giảm lãi suất 1,5-2% so với lãi suất trung, dài hạn bình quân của bốn ngân hàng thương mại. Do vậy, quan điểm trong cho vay là phải đúng mục tiêu, đúng đối tượng của gói hỗ trợ và hướng tới nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp.
Thông tin thêm về gói tín dụng này, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, hiện mới có 28/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với 68 dự án. Trong đó, một số địa phương có nhiều dự án là Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh đều có 6 dự án, Bình Định với 5 dự án… Hiện có 30/68 dự án có nhu cầu vay vốn, các dự án còn lại không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã thu xếp nguồn vốn khác.
Trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng. Trong đó, 10 dự án có nhu cầu giải ngân bao gồm: 7 dự án cấp tín dụng cho chủ đầu tư, 2 dự án cấp tín dụng đối với người mua nhà và 1 dự án cấp tín dụng cho cả chủ đầu tư và người mua nhà. Số tiền cam kết cấp tín dụng cho 8 chủ đầu dự án là 1.965 tỷ đồng và đã được giải ngân 640 tỷ đồng; cam kết cấp tín dụng cho người mua nhà tại 3 dự án với số tiền 7 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân là 6 tỷ đồng.
Cụ thể, Agribank đã giải ngân cho 4 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh và Kiên Giang với số tiền là 415,7 tỷ đồng và cho người mua nhà tại 2 dự án với số tiền là 5,7 tỷ đồng. VietinBank đã giải ngân cho 1 chủ đầu tư dự án tại tỉnh An Giang với số tiền là 128,6 tỷ đồng và cho người mua nhà tại 1 dự án với số tiền là 0,4 tỷ đồng. BIDV đã giải ngân cho 3 chủ đầu tư dự án tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Dương với số tiền là 95,7 tỷ đồng.
Thủ tục chậm và năng lực chủ đầu tư còn thiếu
Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Chẳng hạn, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, các dự án nhà ở xã hội rất ít, quá trình thực hiện lại quá dài, nên cần các địa phương giao đất sạch cho dự án để giải ngân nhanh nguồn vốn.
Vị này còn phản ánh, với ngân hàng thương mại, thủ tục vay vốn còn chậm do phải trải qua quá trình thẩm định hiệu quả của dự án. Nên đại diện lãnh đạo của HUD đề nghị rút ngắn quá trình này, bởi hiệu quả của phát triển nhà ở xã hội đã quy định rất rõ là chủ đầu tư được 10% lợi nhuận trên tổng chi phí của dự án.
Trong khi đó, đại diện các ngân hàng thương mại lại cho biết về khó khăn trong giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội là khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỷ suất lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội…
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV nêu, ngân hàng rất muốn cho vay nhưng còn nhiều thủ tục vấn đề cần giải quyết nên đến nay mới tiếp cập 8 dự án, phê duyệt 4 dự án và giải ngân hơn 96 tỷ đồng.
Hơn nữa, theo NHNN, nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa công bố danh mục này mặc dù Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị. Ngoài ra, một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn.
Các tổ chức tín dụng qua tiếp cận, thẩm định các dự án nhận thấy, một số dự án còn gặp vướng mắc về mặt pháp lý, về giải phóng mặt bằng, về thủ tục tính tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Về phía người mua nhà, theo báo cáo của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, nhiều dự án đang thi công phần móng hoặc đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, chưa khởi công, đang giải phóng mặt bằng… nên chưa đủ điều kiện mở bán sản phẩm.
Vì thế, NHNN cho rằng, việc đẩy mạnh Chương trình 120.000 tỷ đồng cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. NHNN cho biết sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở; cùng với đó sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất…
Về phía Bộ Xây dựng, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Bộ đã phối hợp với các ngân hàng thương mại đôn đốc, triển khai đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đang đề nghị các địa phương báo cáo để tìm ra các khó khăn cùng giải quyết, tháo gỡ.
Tin liên quan
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics