Gạo xuất khẩu được giá, lo đội giá đầu vào
Giá gạo xuất khẩu cao nhất 2 tháng qua | |
Doanh nghiệp lo giá nguyên liệu, phí đầu vào tăng | |
Xuất khẩu gạo lượng giảm, giá tăng |
Năm 2021, dự báo Việt Nam sẽ XK khoảng 6 triệu tấn tạo, đồng thời thị trường XK gạo năm 2022 cũng khá khả quan. Ảnh: N.Thanh |
Giá gạo cao nhất thế giới
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2021, Việt Nam đã XK 5,18 triệu tấn gạo, đạt trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường XK gạo chính của Việt Nam gồm: Philippines đạt 1,1 tỷ USD, tăng 1,3%; Trung Quốc đạt 460 triệu USD, giảm 0,7%; Ghana đạt 303 triệu USD, tăng 7,3%...
XK từ đầu năm đến nay giảm về lượng, tăng nhẹ về trị giá, tuy nhiên điểm đáng chú ý nhất là giá gạo Việt Nam giữ ở mức cao. Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo XK 5% tấm của Việt Nam hiện đạt 425 USD tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan là 375 USD/tấn, giá gạo của Ấn Độ là 358 USD/tấn.
Từ góc độ DN XK, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định, giá gạo Việt Nam đang cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ngành hàng bị đứt gãy chuỗi cung ứng song ngành hàng lúa gạo không bị đứt gãy trầm trọng.
Tương tự, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp) phân tích thêm, dù có những thời điểm giá gạo lên hay xuống nhưng trong 5 năm trở lại đây, ngành sản xuất, chế biến, XK gạo không có khái niệm "giải cứu” lúa gạo. “Thời gian qua, có thời điểm Thái Lan có lượng gạo tồn kho tương đối lớn thì các DN kinh doanh, XK gạo của Việt Nam ít khi có gạo tồn kho. Trong khi Thái Lan tìm mọi cách đẩy mạnh bán gạo cho Philippines thì Philippines lại chỉ quan tâm đến gạo Việt dù giá gạo của Việt Nam cao hơn", lãnh đạo Công ty Phương Đông nêu thực tế.
Về XK gạo cả năm nay, ông Phạm Thái Bình khẳng định: “Chắc chắn trong năm 2021 Việt Nam sẽ XK không dưới 6 triệu tấn gạo nhờ có khách hàng trung thành, đánh giá của người tiêu dùng với chất lượng gạo Việt ngày càng cao. Bước sang năm 2022, thị trường XK gạo vẫn rất khả quan. Việt Nam sẽ XK không dưới 6 triệu tấn”.
Kéo giảm chi phí đầu vào
Dù giá XK gạo đang tốt và có triển vọng không nhỏ trong thời gian tới nhưng chi phí sản xuất quá cao là vấn đề làm “đau đầu” cơ quan quản lý nhà nước lẫn DN XK, người nông dân trồng lúa.
Theo ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, tỉnh đang chuẩn bị cho vụ Đông Xuân. Hiện nay giá vật tư đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) đang là rào cản lớn đối với lợi nhuận của người nông dân. Sắp tới phải có các mô hình, hướng dẫn để giảm giá thành của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho bà con. “Các cơ quan như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt có thể đưa ra mô hình giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất để Sở NN&PTNT triển khai xuống với bà con”, ông Trương Kiến Thọ đề xuất.
Tương tự, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, vật tư đầu vào hiện nay ghi nhận tại tỉnh Kiên Giang đang có mức tăng từ 30-40%, trong khi giá bán lúa không tăng. Vì vậy, đề nghị cơ quan chức năng siết chặt quản lý để giá bán vật tư đầu vào không tăng thêm, giúp người nông dân thuận lợi trong giảm giá thành sản xuất trong vụ Đông Xuân.
Đối với các chính sách khác, Sở NN&PTNT An Giang kiến nghị có nguồn vốn cho hợp tác xã để có thể nhận được sản phẩm, vật tư nông nghiệp từ nhà máy, giảm chi phí trung gian cho bà con nông dân. Ngoài ra, trong đợt thu hoạch rộ vào tháng 2/2022, tháng 3/2022, khối lượng nhiều nên các DN cũng gặp khó khăn về vốn thu mua, kiến nghị đặt ra là nghiên cứu phương án để DN có thể thế chấp lúa gạo vay vốn ngân hàng, đảm bảo quá trình thu mua được liên tục, không ảnh hưởng đến giá lúa.
Từ góc độ DN, ủng hộ mô hình cách đồng liên kết, đại diện Công ty Trung An khẳng định: "Công ty Trung An vẫn trung thành với mô hình liên kết, nhiều nhất ở Kiên Giang với 6.000 ha. Sắp tới, Bộ NN&PTNT mở rộng mô hình này ở tứ giác Long Xuyên, chúng tôi sẽ đồng hành với hơn 110.000 ha. Tuy nhiên, DN đề nghị Bộ NN&PTNT cùng các địa phương xem xét vấn đề cho DN vay vốn. Muốn có cánh đồng liên kết thì phải có vốn vay để đầu tư máy sấy, silo chứa, trả tiền công gặt cho nông dân... DN rất muốn làm, song đang gặp khó ở khâu này”.
Ngoài câu chuyện giá cả vật tư đầu vào, vốn vay cho DN, một số địa phương đặc biệt quan tâm tới vấn đề giống lúa. Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, để chuẩn bị cho vụ lúa Đông Xuân, tỉnh đang cần lượng lúa giống rất lớn (trên 33.600 tấn giống/vụ). Tuy nhiên, giá bán giống lúa, nhất là những giống lúa bản quyền liên tục tăng. Trước đây, giá bán trung bình 13.500 đồng/kg, hiện nay đã tăng lên khoảng 15.000 đồng/kg. Từ thực trạng nêu trên, ông Lê Hữu Toàn kiến nghị các đơn vị sản xuất giống nghiên cứu đến việc chia sẻ bản quyền giống trên cơ sở thỏa thuận giá bán hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận được với những giống bản quyền, giống chất lượng cao với giá thành thấp nhất.
Chia sẻ thêm quan điểm xung quanh vấn đề giảm chi phí vật tư đầu vào cho sản xuất lúa, đặc biệt là chi phí về phân bón, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc áp dụng các mô hình canh tác thông minh, tiết kiệm phân bón cần được nghiên cứu, sớm triển khai vào thực tế sản xuất, giúp bà con nông dân giảm giá thành, tăng lợi nhuận.
Tin liên quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics