FTA - động lực kiềm chế lạm phát
Trước tiên, điều dễ nhận thấy nhất việc triển khai các cam kết sẽ góp phần tạo lập và chuyển hướng mậu dịch, góp phần giảm giá bán các sản phẩm. Điều này thể hiện qua việc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan; rào cản kỹ thuật, vệ sinh; kim ngạch XNK của hai bên đều gia tăng dựa trên việc giảm giá, phát huy các ngành sản xuất có lợi thế và đầu tư phát triển sản phẩm mới, tạo được lợi thế quy mô do thị trường mới rộng lớn hơn. Chuyển hướng mậu dịch còn ở việc chuyển từ NK hàng có giá cao ở ngoài khu vực FTA vào nhà cung ứng trong khu vực với mức thuế thấp hơn, đồng nghĩa mức giá cạnh tranh hơn. Hơn nữa, do mở rộng quy mô NK nên mặt hàng NK sẽ được sản xuất quy mô lớn dẫn đến chi phí sản xuất giảm xuống hay sự cạnh tranh của nhiều đối tác với cùng một mặt hàng,… tất cả đều có tác động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng của sản phẩm NK tiêu thụ trong nước. Như vậy, thị trường trong nước ngày càng mang tính chất cạnh tranh hoàn hảo – nhiều người mua, nhiều người bán.
Một vị chuyên gia về kinh tế cho hay: Nguyên lý vận động của tiền tệ trong nền kinh tế là khi khối lượng hàng hóa tăng lên nhưng giá cả giảm và tốc độ lưu thông tiền mặt cao hơn thì sẽ góp phần kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng hiệu quả của các chính sách.
Hiểu được điều đó đồng nghĩa với việc phải bắt tay ngay vào triển khai các giải pháp cần thiết, kể cả nhà nước và doanh nghiệp. Trước hết, nhà nước cần hoàn thiện thể chế, chính sách và các loại công cụ để thực thi các cam kết. Cơ chế vận hành chính sách cần minh bạch và rõ ràng để tránh bị thao túng gây biến dạng thương mại. Trong lúc đó, các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển nền tảng quản lý và đưa ra các sản phẩm mới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển mạnh và hiệu quả theo hệ thống các cam kết do các FTA mang lại.
Những giải pháp này sẽ giúp Việt Nam tận dụng triệt để ưu thế, tạo động lực để đổi mới cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng, là căn cứ để sàng lọc tác động, hướng tác động vào giảm giá, kiểm soát lạm phát, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin liên quan
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Mở rộng không gian phát triển
13:26 | 01/01/2025 Người quan sát
Qua thời... nhà mặt phố?
08:07 | 30/12/2024 Người quan sát
Bánh chưng làng
09:45 | 29/12/2024 Người quan sát
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
30 tỷ đồng/m2 đất
14:59 | 08/12/2024 Người quan sát
Chợ Giáng sinh
07:36 | 08/12/2024 Người quan sát
Người nước ngoài sống trong... nhà ở xã hội
08:30 | 04/12/2024 Người quan sát
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics