Dự thảo phương án kỳ thi 2017: Dạy theo cái mới không được, dạy theo cách cũ lại lo
Rối bời vì phương án thi
Theo thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An): Dự thảo thi THPT quốc gia 2017 chứa đựng nhiều sự bất ổn vì Bộ GD-ĐT công bố với nhiều điểm mới. Mặc dù, theo lời của Thứ trưởng Bùi Văn Ga thì Bộ GD-ĐT khẳng định phương án thi này được thai nghén từ 3 năm nay. Nhưng hệ lụy trước mắt của sự bất ổn là tác động tiêu cực đến 3 đối tượng: Học sinh, phụ huynh thì lo lắng, giáo viên thì cảm thấy mệt mỏi. “Với Dự thảo phương án thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD-ĐT cũng không thể dám khẳng định sẽ ‘trụ’ được vài ba năm. Nếu Dự thảo này triển khai không thành công thì đến năm học 2017-2018 lại sửa đổi và học sinh, giáo viên lại tiếp tục trở thành những “phòng thí nghiệm”, những thế hệ “chuột bạch” được ra đời là bởi các đợt thí điểm, thử nghiệm, thí nghiệm như thế”, thầy Hiếu nhận xét.
Trong khi đó, nhiều học sinh lại đang lo lắng với phương án thi mới của Bộ GD-ĐT. Một học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B (Hà Nội) chia sẻ: “Bộ GD-ĐT thông báo phương án thi quá muộn. Hiện chúng em đã chuẩn bị sẵn sàng để thi tự luận rồi nhưng Bộ lại đổi thi trắc nghiệm với bài thi tổ hợp làm cho em và các bạn chưa biết chuẩn bị như thế nào và chưa biết sẽ thi theo hình thức nào”. Trước những thay đổi về phương án thi THPT quốc gia 2017, cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội cho biết: “Khi Bộ GD-ĐT áp dụng hình thức thi mới cần phải có lộ trình để học sinh và giáo viên có thời gian chuẩn bị. Bởi để thi vào các trường đại học, cao đẳng học sinh đều có kế hoạch học tập từ lớp 10, trong khi đó, phương án thi Bộ GD-ĐT chỉ được công bố trong một thời gian rất ngắn các em sẽ trở tay không kịp”.
Hai năm vừa qua, Bộ GD-ĐT liên tục thay đổi phương án thi THPT quốc gia, trong khi đó, học sinh và giáo viên có quá ít thời gian để theo kịp những thay đổi này. Đó cũng là những khó khăn của học sinh và cả những giáo viên đang phải đối mặt. Sự “loay hoay” của Bộ GD-ĐT đang khiến cho dư luận có cảm giác như học sinh đang là "chuột bạch" cho những thử nghiệm này.
"Đứng giữa hai dòng nước"
Trong Dự thảo thi THPT quốc gia 2017 có nhiều điều chỉnh so với Quy chế thi THPT quốc gia 2016 khiến cho giáo viên không biết giảng dạy như thế nào cho phù hợp. Đối với học sinh thì nhiều em vội vã đến các trung tâm để luyện thi trắc nghiệm bằng máy tính.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh, các trung tâm luyện thi cũng thức thời đổi mới phương pháp dạy và học như luyện thi toán trắc nghiệm, cũng như thi theo tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Bên cạnh đó, các trung tâm còn luyện cho học sinh khả năng sử dụng máy tính casio để giải bài thi trắc nghiệm. PGS Văn Như Cương cũng khẳng định: “Việc Bộ GD-ĐT thực hiện trắc nghiệm thi môn Toán, học sinh lớp 12 sẽ đổ xô đến các trung tâm để luyện thi nhằm theo kịp với cách thi mới”.
Đối với giáo viên, công tác giảng dạy lâu nay lại đối mặt với khó khăn. Hiện giáo viên các trường THPT đang như “đứng giữa hai dòng nước”. Bởi chương trình giảng dạy đã được các Sở GD-ĐT lên phương án từ đầu năm học không thể tự ý thay đổi chương trình và phương pháp giảng dạy khi chưa được sự cho phép của lãnh đạo cấp trên. Nếu chờ phương án thi THPT quốc gia 2017 chính thức có thể phải đến giữa học kỳ 1 của năm học. Như vậy, việc thay đổi phương pháp giảng dạy và ôn tập cho học sinh sẽ không có nhiều thời gian. Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông- Hà Nội) cũng nhận định: “Học sinh đã quen với hình thức tự luận mà giờ chuyển sang thi trắc nghiệm cũng khó khăn cho các thầy. Vì các thầy phải làm lại hệ thống câu hỏi trên cơ sở đề thi của Đại học Quốc gia Hà Nội và mất một thời gian rất lâu. Đây cũng là cái khó cho các thầy cô giáo cũng như học sinh ở các trường”.
Trước sự lo lắng của nhiều giáo viên và học sinh, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng: Bộ GD-ĐT cần sớm chốt phương án thi THPT quốc gia 2017. “Phương án thi nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, khi Bộ GD-ĐT quyết định phương án thi nào các trường cũng phải triển khai thực hiện để học sinh thi đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, các trường cũng sẵn sàng tiếp nhận hình thức thi chính thức do Bộ GD-ĐT quyết định”, thầy Khang nhấn mạnh.
Theo thầy Khang, dù Bộ GD-ĐT có thay đổi phương án thi như thế nào các trường cũng phải dạy cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản để các em có thể thích ứng với mọi hình thức thi. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần trang bị cho học sinh các kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm để các em đạt kết quả cao nhất.
Bà Nguyễn Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội): Chủ động triển khai các hoạt động dạy và học “Chúng tôi đang chờ quyết định chính thức của Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức thi năm 2017. Khi có quyết định chính thức, chắc chắn trường phải chủ động lập kế hoạch triển khai các hoạt động dạy học. Chúng tôi nghĩ, dù cách thi như thế nào thì vẫn phải luôn thay đổi cách dạy học, chủ động, sáng tạo để học sinh phát triển toàn diện”. PGS TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Nên có thêm một câu hỏi tự luận Thi tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu điểm riêng. Trong Dự thảo, Bộ GD-ĐT đã có kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm, nhưng tự luận chỉ có ở môn Ngữ văn để biết học sinh trình bày bài vở, suy luận như thế nào. Tương tự, môn Toán cần tư duy như thế nào, cũng có thể đánh giá bằng hình thức vừa trắc nghiệm vừa tự luận. Cho nên hợp lý nhất, theo quan điểm của tôi cũng như Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, bài thi môn Toán và Văn cứ để hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp, nhưng mỗi bài thi nên có thêm một câu tự luận trong khoảng 30 phút để đánh giá toàn diện học sinh. Em Trần Thị Hoa, học sinh trường THPT Mỹ Đức B (Hà Nội): Sợ thay đổi phương án thi "Hai năm gần đây Bộ GD-ĐT liên tục thay đổi phương án thi THPT quốc gia khiến chúng em hoang mang. Như năm ngoái, ở trường em có nhiều anh chị khóa trên đạt điểm cao nhưng khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng lại không đỗ nên em và các bạn rất sợ Bộ GD-ĐT thay đổi phương án thi”. Đ.H (ghi) |
Tin liên quan
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics