Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ
Giữ thị trường xuất khẩu tôm trong năm 2025 Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU |
![]() |
4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 389 triệu USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch ngành. |
Tính đến hết tháng 4/2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Đằng sau con số này không chỉ là câu chuyện thị trường hồi phục hay doanh nghiệp đẩy hàng tranh thủ “trước giờ G” của chính sách thuế Mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đang bắt đầu chọn một hướng đi khác – chủ động hơn, xa hơn và dài hơi hơn.
Trung Quốc mua mạnh nhưng độ bền vẫn là dấu hỏi
Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng vọt lên 389 triệu USD, chiếm gần 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tăng trưởng tới 103% là một con số rất dễ gây hưng phấn, nhưng nếu nhìn kỹ, phần lớn lực kéo đến từ tôm hùm – mặt hàng đang được thị trường này ưu tiên nhờ chính sách mới về dinh dưỡng và thực phẩm giàu protein.
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ là một thị trường dễ đoán. Nhu cầu nhập khẩu tôm đông lạnh đang có dấu hiệu chững lại. Tháng 4 vừa rồi, lượng tôm nước ấm Trung Quốc nhập về đạt hơn 70.000 tấn, trị giá 356 triệu USD – tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng, sản lượng nhập khẩu lại giảm 9%, dù giá trị vẫn tăng nhờ giá trung bình nhích lên 5,36 USD/kg.
Áp lực kinh tế vĩ mô, nguồn cung trong nước tăng, cùng sự cạnh tranh từ các loại hải sản phổ biến khác khiến thị trường này khó lường. Việc tăng trưởng đột biến của tôm hùm Việt vì thế cũng nên được nhìn nhận như một cơ hội ngắn hạn – chứ không phải là tín hiệu cho một “mỏ vàng” ổn định.
Doanh nghiệp Việt đang dấn xa hơn
Trái ngược với sự dè dặt ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Việt đang có những bước đi quyết liệt để chuyển dịch thị trường. Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm đạt 193 triệu USD, tăng 15%, trong đó riêng tháng 4 tăng đến 25%. Nhưng đằng sau đà tăng này lại là “chạy nước rút”, khi doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trước thời điểm Mỹ có thể áp thuế đối ứng lên tới 46% – cao hơn hẳn các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ hay Thái Lan.
Không trông chờ vào những cơ hội ngắn hạn hay thị trường dễ tính, một số doanh nghiệp Việt đã chủ động tái cơ cấu lại định hướng xuất khẩu, tập trung vào các điểm đến ổn định như châu Âu (152 triệu USD, tăng 28%) và Nhật Bản (169 triệu USD, tăng 20%) – nơi có hành vi tiêu dùng bền vững, tiêu chuẩn nhập khẩu rõ ràng và chính sách ít biến động hơn.
Tại các thị trường này, họ không còn dừng ở việc bán hàng thô, mà đang đẩy mạnh chế biến sâu, phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng của từng kênh phân phối, từng nhóm khách hàng. Từ mẫu mã đến quy trình truy xuất, các dòng sản phẩm “chuẩn thị trường” đang dần thay thế cho kiểu hàng đại trà từng phổ biến trước đây.
Việc tận dụng các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP hay RCEP cũng đã được thực thi rõ ràng hơn, không còn nằm trong slide thuyết trình. Một số doanh nghiệp nhìn xa hơn nữa, bắt đầu học cách khép kín chuỗi giá trị như Ecuador – nơi các nhà máy chế biến mua lại trại nuôi để chủ động nguồn nguyên liệu, giữ ổn định chi phí và tăng sức cạnh tranh.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang bước vào giai đoạn có nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít bấp bênh. Điểm tích cực nhất là sau nhiều năm chủ yếu phản ứng bị động với chính sách và thị trường, doanh nghiệp Việt đang thật sự thay đổi cách đi – và quan trọng hơn, dám đi xa khỏi lối cũ.
Tin liên quan

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
21:39 | 10/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
08:00 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%
12:40 | 09/07/2025 Hải quan

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra
16:03 | 10/07/2025 Xu hướng

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời
11:00 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
09:49 | 10/07/2025 Xu hướng

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn