Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành- Bài 4: Tham khảo một số mô hình trên thế giới
Bên trong một phòng Lap kiểm tra hàng hóa của Hải quan Trung Quốc Ảnh: Hoàng Anh Vinh |
Mục đích kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan ở hầu hết các nước trên thế giới không chỉ bao gồm mục đích xác định rõ tên hàng, mã số HS của hàng hóa, chủng loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng của hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, trị giá hàng hóa, nhãn mác hàng hóa mà còn với mục đích đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,… do các bộ ngành ban hành đối với hàng hóa XNK trước khi thông quan. Kết quả kiểm tra hàng hóa theo các tiêu chí và nội dung nói trên là căn cứ để Hải quan ra quyết định giải phóng hàng hóa.
Trung Quốc: Hải quan chịu trách nhiệm duy nhất đối với hàng hóa XNK
Trước ngày 20/4/2018, hàng hóa XNK bắt buộc phải thông qua hai hệ thống xử lý là: Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GQCC) và Cơ quan Giám sát, Kiểm tra, quản lý chất lượng và Kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu (AQSIQ). AQSIQ có chức năng kiểm tra chất lượng theo tất cả các tiêu chí bắt buộc đối với hàng hóa XNK của Trung Quốc.
Từ ngày 20/4/2018, Trung Quốc đã sáp nhập AQSIQ vào Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm duy nhất quản lý đối với hàng hóa XNK, là đầu mối đầu tiên tại cửa khẩu thực hiện kiểm soát, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng toàn bộ hàng hóa NK vào Trung Quốc để làm cơ sở thông quan. Từ tháng 6/2018, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tích hợp hai hệ thống: thông quan hàng hóa của hải quan và AQSIQ thành một hệ thống duy nhất để xử lý thông quan hàng hóa XNK. Việc cải cách này nhằm mục đích thống nhất một cơ quan quản lý, giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thay như trước đây, doanh nghiệp XNK phải tiến hành thực hiện thủ tục qua hai cơ quan. Với sự sáp nhập này, thủ tục chỉ qua một cửa, về mặt cơ học thời gian thông quan đã giảm ít nhất 50%. Sau khi sáp nhập quân số của Hải quan Trung Quốc tăng từ 60.000 nhân viên thành 100.000 nhân viên.
Tại khu vực cửa khẩu được Trung Quốc đầu tư rất lớn, hiện đại, nhiều cửa khẩu quốc gia và cửa khẩu chính có cơ sở hạ tầng rộng rãi, đáp ứng đầy đủ cho cơ quan Hải quan thực thi quản lý nhà nước về hải quan và thực hiện công tác KTCN theo yêu cầu tiêu chí do các bộ, ngành ban hành và công bố rộng rãi. Cách thức, mô hình và biện pháp mà Hải quan Trung Quốc thực hiện KTCN gắn liền trong trong một dây chuyền nghiệp vụ thông quan hàng hóa XNK.
Ngoài ra, để giảm thiểu công tác KTCN tại cửa khẩu nhất là đối với mặt hàng nông nghiệp, Hải quan Trung Quốc đã hợp tác với một số công ty và tổ chức của Trung Quốc để thực hiện kiểm tra hàng hóa trong quá trình sản xuất và hoặc trước khi xếp hàng lên tàu. Theo đó, đối với các hàng hóa NK vào Trung Quốc nếu đã được các công ty hoặc tổ chức có hợp tác với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất đáp ứng được các tiêu chí tiêu chuẩn NK của Trung Quốc ban hành thì sẽ được cấp giấy chứng nhận và/hoặc được dán nhãn đã kiểm tra lên sản phẩm trước khi xếp hàng lên các container để XK đi Trung Quốc. Do đó thời gian thông quan tại các của khẩu của Trung Quốc đối với các mặt hàng nông nghiệp về cơ bản là rút ngắn, không trùng chéo thủ tục nhiều lần. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành ký kết các thỏa thuận quốc tế với các cơ quan chức năng của các nước để thúc đẩy hợp tác và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng hàng hóa NK vào Trung Quốc, nhất là các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản.
Hoa Kỳ: Một cơ chế kiểm tra thống nhất tại các cửa khẩu
Trước năm 2002, toàn bộ hoạt động kiểm tra tại cửa khẩu do các cơ quan khác nhau thực hiện như: Cục Nhập cảnh và Nhập tịch (INS) thuộc Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra nhập cảnh, Cục Hải quan Hoa Kỳ thuộc Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra hải quan và cơ quan Kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA-APHIS) thực hiện kiểm tra đối với động vật và thực vật. Sau sự kiện 11/9/2001, các chức năng này được chuyển đổi khi Bộ An ninh Nội địa được thành lập. Mỹ tổ chức lại bộ máy thực thi pháp luật tại cửa khẩu biên giới, năm 2003, theo kế hoạch cải tổ của Tổng thống do Bộ An ninh Nội địa thực hiện, Cục Hải quan được đổi tên thành Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP) và được luật hóa vào năm 2015.
Hiện nay, Hoa Kỳ duy trì một cơ chế kiểm tra thống nhất tại các cửa khẩu biên giới và một cơ quan đầu mối duy nhất là CBP chịu trách nhiệm kiểm tra người, động vật, thực vật, hàng hóa và các lô hàng khi NK. Được thành lập để giải quyết và chống lại những mối đe dọa tại biên giới Hoa Kỳ, CBP thực thi pháp luật hải quan và thương mại cũng như kiểm tra toàn bộ hành lý của hành khách, phương tiện vận chuyển, các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ với lưu lượng thương mại rất lớn đi qua toàn bộ hơn 300 điểm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ. Trong năm 2018, CBP đã xử lý hơn 3.000 tỷ USD kim ngạch thương mại và thu ngân sách khoảng 44 tỉ USD mỗi năm từ các loại thuế, phí NK.
Về cấp phép đối với hàng hóa XNK, CBP phối hợp với 49 cơ quan đối tác trong việc xử lý hàng hóa NK nhưng phối hợp chặt chẽ với 22 cơ quan đối tác khác (thuộc Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông, Bộ Ngân khố) trong việc tiếp nhận kiểm tra giấy phép và kiểm tra các lô hàng nhập khẩu và xuất khẩu trên cơ sở giấy phép đã được cấp.
Các hoạt động kiểm tra hải quan của CBP nhằm mục đích đảm bảo lưu thông hiệu quả hàng hợp pháp đồng thời ngăn chặn hàng hóa hoặc người xâm nhập bất hợp pháp vào Hòa Kỳ. CBP cùng các cơ quan đối tác đóng vai trò chủ yếu trong việc thu giữ vũ khí, ma túy bất hợp pháp, hàng lậu, sinh vật gây hại và mầm bệnh xâm nhập vào Hoa Kỳ. Kiểm tra hàng hóa của CBP bao gồm cả việc kiểm tra trực quan và/hoặc kiểm tra thực tế. Nếu cần kiểm tra thực tế, cán bộ của CBP ở bất kỳ lĩnh vực chuyên môn nào đều được đào tạo và có thẩm quyền lấy mẫu, rồi gửi cho cơ quan đối tác để kiểm nghiệm.
Theo Tổng cục Hải quan, từ các mô hình kiểm tra chất lượng của một số nước trên thế giới cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra. Thứ nhất, mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK cần phải dựa trên các nguyên tắc nhằm tạo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo chấp hàng pháp luật quốc gia, đảm bảo sự điều phối của cơ quan Hải quan trong xử lý thông quan hàng hóa. Cụ thể là doanh nghiệp XNK hàng hoá phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng hàng hóa XNK; mức độ và phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; danh mục hàng hóa kiểm tra trong thông quan phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán về mô tả tên gọi và mã số HS; hợp tác về công nhận chất lượng và vệ sinh an toàn hàng hóa XNK; ứng dụng CNTT để kết nối các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK. Thứ hai, tổ chức mô hình kiểm tra chất lượng phải tuân thủ theo các cam kết quốc tế, nhất là các quy định của WTO và các hiệp định thương mại tự do. Thứ ba, mô hình kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu đơn giản, hiệu quả, tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với hàng hóa có nguy cơ cao, có phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia bao gồm cơ quan Hải quan, các bộ quản lý chuyên ngành, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Thứ tư, trong hầu hết các mô hình, cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện KTCN đối với hàng hóa XNK. Như vậy, việc đổi mới mô hình theo nguyên tắc đã được các nước áp dụng sẽ cắt giảm rất nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thời gian thông quan, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp qua đó sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. (Nguồn: Ban soạn thảo Đề án) |
Bài 5: Nhiều hiệp hội đồng tình chủ trương thống nhất một đầu mối
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics