Doanh nghiệp nói về kiểm tra chuyên ngành- Bài 2: Còn nặng gánh!
Nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thủy sản |
Thủ tục còn phức tạp
Ông Phạm Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu lên khá nhiều vấn đề. Cụ thể, trong thực hiện quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT đang làm DN thủy sản phát sinh nhiều chi phí. Theo phản ánh của các DN, trong Thông tư chưa quy định áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên trong quản lý, KTCN đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản NK. Hiện 100% lô hàng (gồm nguyên liệu thủy sản, sản phẩm thủy sản) đều phải kiểm tra chỉ tiêu cảm quan, điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn. Trong khi đó, các Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ đều yêu cầu việc KTCN phải theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), tại Điều 13 đã quy định rất rõ trường hợp “Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, NK chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng XK hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước” được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về ATTP). Tuy nhiên, theo quy định tại hai thông tư trên chưa cho phép các trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập theo loại hình E31 (nguyên liệu sản xuất XK), E21 (nguyên liệu nhập gia công chế biến XK) và A12 (nhập theo loại hình kinh doanh làm nguyên liệu để sản xuất tiếp) vào Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm tra.
“Vướng mắc nữa là không áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia. Đó là các lô hàng NK có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP của cơ quan thẩm quyền nước XK cấp nhưng không được công nhận và vẫn phải chịu sự kiểm tra của cơ quan Thú y khi nhập hàng” - ông Nam cho biết. Cũng theo ông Nam, việc chưa có hướng dẫn về cách thức kiểm tra cảm quan hàng hóa cũng là một trong những vấn đề khó cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Chẳng hạn như không quy định cách thực hiện việc kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan, cảm quan của từng loại sản phẩm (đông lạnh, ướp lạnh, khô....) mà chỉ quy định một cách chung chung như “nghi ngờ” hoặc phát hiện hàng hóa “không đảm bảo” yêu cầu vệ sinh thú y để tiến hành lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, không có tiêu chí cụ thể làm căn cứ để kết luận “Đạt” và “Không đạt” khi kiểm tra cảm quan. Điều này dễ dẫn đến kết luận của kiểm tra viên không chính xác, phát sinh tiêu cực và chi phí cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số trường hợp như nhập hàng từ tàu cá phải phân size, tách loài có sự chứng kiến của người bán nên ngay khi đem hàng từ cảng về phải phân size ngay và đưa vào sản xuất, không thể đưa ngược trở lại kho lạnh để chờ có kết quả kiểm tra, nếu không sẽ dễ dẫn đến hư hỏng hàng hóa. Hoặc những lô hàng nhập bằng container nhưng khi dỡ hàng từ container mà người bán muốn chứng kiến sản xuất thử để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhưng phải chờ kết quả kiểm tra của cơ quan Thú y, điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.
Chi phí nối chi phí
Theo VASEP, vướng mắc về KTCN không chỉ ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, XK hàng hóa của DN mà còn phát sinh khá nhiều chi phí. Ông Nam nêu lên một quy trình khá rắc rối trong thực hiện kiểm tra và những chi phí đi kèm. Đối với hàng cá, tàu chỉ một vận đơn nhưng cơ quan Thú y tính phí kiểm cảm quan không theo lô hàng mà lấy tổng trọng lượng của lô hàng chia đều cho trọng lượng trung bình của một container là 25 tấn để tính phí kiểm cảm quan. Ngoài phí kiểm tra cảm quan, nếu lô hàng thuộc diện phải lấy mẫu kiểm tra (áp dụng cho nhập A11, A12, hoặc nhập theo E31 hoặc E21) nhưng bị cho là cảm quan “Không đạt”) thì DN phải trả thêm phí kiểm nghiệm, chi tiết chi phí tùy thuộc vào chỉ tiêu kiểm tra qui định theo từng mặt hàng. Ngoài ra, DN còn phải chịu thêm thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm phát sinh thêm tiền cắm điện, lưu kho, lưu bãi rất cao, chưa kể chi phí đi lại, tiếp kiểm tra viên, chi phí khác… Các phí này cũng rất cao mà DN cũng phải trả và đưa vào chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Từ những bất cập nêu trên, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét sửa đổi Thông tư 26 và Thông tư 36, có giải pháp để áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia, công nhận kết quả kiểm tra của cơ quan thẩm quyền nước XK như cách mà EU và các nước NK khác đang công nhận Việt Nam (các nước này chỉ kiểm tra 2-5% số lượng lô hàng NK trong điều kiện bình thường). Bên cạnh đó, thực hiện áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên trong quản lý, KTCN đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản NK. Áp dụng chế độ giảm/miễn đối với chỉ tiêu kiểm cảm quan thay vì kiểm 100% lô hàng như hiện nay để tránh quá tải cho DN và cho cả nhân sự của ngành Thú y. Đối với sản phẩm thủy sản nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu để chế biến tiếp (loại hình A12) cho phép áp dụng chế độ miễn KTCN hoặc kiểm tra tần suất...
Không chỉ vậy, có doanh nghiệp còn phản ánh về việc phải thực hiện quá nhiều thủ tục kiểm tra dẫn đến tốn kém về chi phí. Theo một cán bộ XNK của Công ty Cổ phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc, một số sản phẩm như: Điều hòa, tủ lạnh, tủ đông… phải thực hiện kiểm tra nhiều tiêu chuẩn về QCVN: 09/2012, về hiệu suất năng lượng tối thiểu… dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí của DN, trong khi đơn vị tổ chức đánh giá lại ít. Dẫn đến chi phí đánh giá quá cao, thường doanh nghiệp phải bỏ ra từ 10 triệu đến 16 triệu đồng/1 model/1 tiêu chuẩn.
Còn nhiều mặt hàng “gánh” 2 giấy KTCN
Trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng Giám sát quản lý về Hải quan (Cục Hải quan Quảng Ninh) cho biết, hiện còn nhiều chồng chéo trong KTCN, như với mặt hàng đèn LED.
Cụ thể, tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20/5/2019 của Bộ Công Thương thì mặt hàng đèn đi-ốt phát quang (LED) (mã HS 8539.50.00) phải KTCN về hiệu suất năng lượng (tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật TCVN 11844:2017). Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại số thứ tự 10 của phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ thì các sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED phải kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan.
Ngoài ra, theo Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN ngày 25/9/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Tiêu chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN, các sản phẩm chiếu sáng LED NK phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK (theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN). Như vậy, các sản phẩm chiếu sáng LED khi doanh nghiệp NK vừa phải KTCN về hiệu suất năng lượng của Bộ Công Thương và vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Từ bất cập nêu trên, Hải quan Quảng Ninh đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản trao đổi với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ về sự chồng chéo trong kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm chiếu sáng LED. Mặt khác, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tránh thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh khi NK các mặt hàng nêu trên nên để cho một cơ quan quản lý làm đầu mối thực hiện KTCN.
Không chỉ mặt hàng nêu trên, cuối năm 2019, qua rà soát của Cục Hải quan Quảng Ninh cũng chỉ ra các nhóm mặt hàng chịu sự quản lý của 2 bộ chuyên ngành hoặc 2 đơn vị thực hiện. Cụ thể, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (ngô hạt, khô đậu tương, lúa mỳ hạt) vừa phải kiểm tra chất lượng của Cục Chăn nuôi vừa phải Kiểm dịch thực vật của Cục Bảo vệ thực vật; giống cây trồng vừa phải Kiểm dịch thực vật, vừa phải chứng nhận công bố hợp quy; thủy sản đông lạnh (cá đỏ cắt đầu, cua xanh đông lạnh…) vừa phải kiểm tra ATTP của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, vừa phải thực hiện kiểm dịch động vật của Cục Thú y; tôm, cá đông lạnh XK vừa phải chứng nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, cơ sở sản xuất phải có tên trong danh sách được công nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP hoặc cơ sở được phép chế biến thủy sản XK.
Những bất cập trên cho thấy cần phải có một giải pháp mới để tạo sự đột phá trong công tác KTCN.
Bài 3: Đổi mới mô hình KTCN là tất yếu
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
19:19 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics