Doanh nghiệp nào thuộc diện có rủi ro cao về phát hành hóa đơn?
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn chứng từ. |
Nhiều trường hợp rủi ro về phát hành hóa đơn
Theo đó, dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ bao gồm: ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; tên liên hóa đơn điện tử ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử; các trường hợp rủi ro cao áp dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng hướng dẫn một số nội dung của hóa đơn giấy, hủy hóa đơn giấy và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.
Dự thảo này quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp rủi ro cao về thuế. Theo đó, người bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Còn với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau: không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất (phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh trên đăng ký thuế); doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm quyết toán...
Dự thảo Thông tư này cũng quy định về doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về phát hành, sử dụng hóa đơn. Đó là cơ sở kinh doanh mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) có một trong các dấu hiệu: không góp vốn điều lệ theo quy định; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề; chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; doanh thu tăng đột biến (kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu); giá trị hàng hóa bán ra, thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Về ngành nghề, những trường hợp rủi ro cao về phát hành, sử dụng hóa đơn như: cơ sở kinh doanh các ngành nghề kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt...); kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…).
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp có rủi ro cao về phát hành hóa đơn như: các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng (hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho), không có tài sản cố định, hoặc lực lượng lao động không tương xứng (dưới 10 lao động); doanh nghiệp thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh này nhưng có hóa đơn đầu vào thuê nhân công của doanh nghiệp tỉnh khác; doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh...
Trách nhiệm của cơ quan Thuế
Tại dự thảo này, Bộ Tài chính quy định Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng thống nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.
Ngoài ra, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp (cục thuế, chi cục thuế) có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có sử dụng hóa đơn điện tử thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục kể từ thời điểm cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế.
Sau thời gian 12 tháng, cơ quan Thuế qua rà soát xác định nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp rủi ro đáp ứng được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã thì cơ quan thuế thông báo để doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
Thu ngân sách sắp hoàn thành dự toán cả năm
13:15 | 11/11/2024 Tài chính
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics