Doanh nghiệp kỳ vọng các mục tiêu cải cách tại nghị định về kiểm tra chuyên ngành
Cải cách kiểm tra chuyên ngành sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa. |
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng) đánh giá điều ghi nhận nhất trong quá trình triển khai từ tham mưu Đề án đến khi soạn thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là tinh thần cầu thị, nghiêm túc và đặc biệt cải cách từ phía Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình đó ban IV đã thường xuyên phối hợp mời các lãnh đạo hiệp hội tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến với Tổng cục Hải quan để lấy thông tin ý kiến đầu vào từ DN trong việc xây dựng nghị định, đồng thời đáp ứng mục tiêu sản phẩm này đúng nghĩa làm vì nhu cầu của thực tiễn.
“Xuyên suốt nội dung nghị định là áp dụng mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin và kết quả được phản hồi tự động” bà Thủy đánh giá và góp ý trong quá trình triển khai cần tính đến tình huống khi nghị định được ban hành nhưng hệ thống chưa đáp ứng được mong muốn thì lộ trình như thế nào, cần đưa ra hướng dẫn để tạo sự chuyển tiếp cho DN. Đặc biệt khi hệ thống gặp sự cố thì sẽ áp dụng các biện pháp thủ công. Với tình huống này cần làm rõ quy trình vì nếu không DN sẽ rất vướng.
Bà Thủy nêu lên ví dụ cụ thể: DN cần NK hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm với Bộ Y tế, làm xong thủ tục rồi và đã được trả ra kết quả trên cổng thông tin một cửa quốc gia, nhưng vì lý do nào đó, phía cơ quan Hải quan không nhìn thấy được kết quả Bộ Y tế trả ra. Lúc đó hoặc DN chờ đến lúc hệ thống cải thiện, hoặc cơ quan Hải quan yêu cầu có bản giấy để thông quan trong trường hợp hệ thống trục trặc, nhưng khi quay lại bộ chủ quản thì không được cấp bản giấy với lý do đã trả kết quả trên hệ thống.
“Đây là trường hợp rất cụ thể mà ban soạn thảo cần tính đến để xây dựng quy trình thông suốt để tránh DN phải chạy như con thoi” – Bà Thủy chia sẻ.
Tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định, ông Nguyễn Hồng Uy, Trưởng tiểu ban kỹ thuật của Tiểu ban Dinh dưỡng và đồ uống (EUROCHAM) cho rằng, hoạt động kiểm tra chuyên ngành hiện có nhiều vấn đề chồng chéo, nhiều cửa. Ví dụ có sản phẩm đi qua 3 cửa khác nhau như kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Trong đó có nhiều cửa lại chồng lên nhau như kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Ví dụ đối với sữa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải qua hai loại kiểm tra: kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch, nhưng cả hai đều kiểm tra ba con vi sinh vật giống hệt nhau. Tức là DN đang phải trả hai lần tiền và mất gấp đôi công sức cho cùng một loại kiểm tra nhưng mang hai tên khác nhau.
Chính vì thế, DN mong mỏi Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện được cải cách để đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thống nhất về một cửa. Hiện nay chủ trương cải cách tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang được cụ thể hóa tại dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hồng Uy cho biết EUROCHAM đã tham gia góp ý kiến ngay từ ngày đầu xây dựng dự thảo nghị định, và đến nay qua nhiều lần hoàn chỉnh EUROCHAM đánh giá rất cao sự tích cực và tinh thần cải cách của Tổng cục Hải quan khi xây dựng dự thảo nghị định. Từ dự thảo đầu tiên đến nay đã có rất nhiều cải tiến và đã đáp ứng khá nhiều mong mỏi của DN.
“Việc áp dụng cơ chế một cửa, áp dụng những cải tiến đã có tại Nghị định 152018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm để chuyển tải và nâng cao lên bằng cách đưa tất cả lên hệ thống một cửa quốc gia tại dự thảo nghị định này là tiến bộ lớn” – ông Uy đánh giá.
Bên cạnh đó, theo đại diện Tiểu ban Dinh dưỡng và đồ uống cũng kiến nghị nếu đã cải cách thì cải cách quyết liệt, toàn bộ hơn nữa. Tức là đã một cửa thì một cửa thực sự. Ví dụ như hiện nay kiểm dịch vẫn đứng ra ngoài cơ chế này. Nghĩa là DN vẫn phải đi thêm cửa thứ hai.
Liên quan đến quá trình xây dựng dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính đã chỉ đạo và giao Tổng cục Hải quan khẩn trương triển khai ngay việc xây dựng dự thảo Nghị định để đảm bảo trình Chính phủ trong quý 2/2021. Mặc dù thời gian xây dựng dự thảo Nghị định rất ngắn và diễn ra trong hoàn cảnh bùng phát của đại dịch Covid-19, nhưng do phạm vi dự thảo Nghị định rộng, có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu và tác động đến nhiều đối tượng, do vậy, ngoài lấy ý kiến bằng văn bản, Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tiếp và trực tuyến, hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định với sự tham gia của Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định, đại diện Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội, cộng đồng DN tại phía Bắc và phía Nam và cục hải quan tỉnh, thành phố, các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Về cơ bản, phần lớn các ý kiến tham gia đều bày tỏ sự đồng tình cao với yêu cầu cải cách của Chính phủ; qua trao đổi với VCCI thì có đến 92% DN được lấy ý kiến nhất trí với dự thảo Nghị định, riêng một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn có những ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tổ chức thực hiện. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics