Doanh nghiệp đồ uống gia tăng khó khăn khi giá nguyên liệu tăng cao

(HQ Online) - PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng phi mã đã và đang khiến doanh nghiệp ngành đồ uống gặp nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp công nghiệp đối diện nhiều khó khăn nửa cuối năm
Doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trên "đường đua" lợi nhuận
Doanh nghiệp đồ uống gia tăng khó khăn khi giá nguyên liệu tăng cao
Toàn cảnh sự kiện

Chia sẻ tại Hội thảo “Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả" do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) phối hợp tổ chức ngày 7/7, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết: thời gian qua, doanh nghiệp toàn ngành chịu tác động mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh thu toàn ngành năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019, trong đó, doanh thu của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19%. Lợi nhuận trung bình của ngành nước giải khát giảm tới 94,96% so với năm 2019.

Sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, ngành lại tiếp tục đối mặt với khó khăn mới do xung đột “leo thang” giữa Nga và Ukraine. Đứt gãy chuỗi cung ứng, giá xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng phi mã. Cụ thể, giá nguyên phụ liệu, hoá chất nhập khẩu tăng khoảng 10%; giá đường nguyên liệu tăng 15-20%; giá vỏ lon tăng 15-30%; giá vỏ hộp tăng 10-20%; giá nắp chai tăng 30-35%... khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

“Nếu tăng giá sản phẩm lên thì không bán được, còn không tăng người sản xuất phải chịu thua thiệt, doanh thu và lợi nhuận giảm. Khó khăn này còn kéo dài trong thời gian tiếp theo”, ông Nguyễn Văn Việt nhận định.

Chủ tịch VBA kiến nghị Nhà nước cần có những chính sách ngắn, trung hạn để ổn định nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch và gánh nặng giá cả “leo thang” từ xung đột Nga –Ukraine; đồng thời, không nên phát sinh thêm những quy định nhãn dinh dưỡng, ngưỡng dinh dưỡng hay công cụ tài chính làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại hội thảo.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có tỷ lệ thừa cân béo phì chung toàn quốc khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng, một bên là suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và một bên là thừa cân béo phì ở khu vực thành thị.

GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết: thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do mất cân bằng dinh dưỡng và lười vận động. Do đó, về dinh dưỡng, cần tập trung vào các giải pháp cung cấp chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các nhóm thực phẩm; về lối sống, cần tăng cường hoạt động thể chất, vận động.

"Về phía các nhà sản xuất, cần cung cấp thông tin trên nhãn hàng hóa, thực phẩm. Các cơ quan hữu quan cần nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, triển khai các chiến dịch/chương trình tuyên truyền giáo dục hiệu quả", bà Phan Thị Kim nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Việt khẳng định: “VBA và cộng đồng doanh nghiệp ngành nước giải khát sẽ đồng hành cùng Chính phủ đẩy mạnh nâng cao nhận thức, giáo dục lối sống lành mạnh cho cộng đồng, đặc biệt tại các trường học từ cấp tiểu học tới trung học phổ thông trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng”.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc nhiều