Doanh nghiệp băn khoăn, Hải quan giải đáp để tận dụng lợi thế từ các FTA
Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) tại buổi tọa đàm. |
Kịp thời hướng dẫn thực hiện
Ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) chia sẻ tại cuộc Tọa đàm trực tuyến “Tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế XNK trong các FTA để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 7/3.
Tại tọa đàm ông Đào Duy Tám cho biết, trong những năm qua Việt Nam đạt nhiều thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế, một phần nhờ đẩy mạnh mở cửa hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới cũng như ký kết các hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt giai đoạn 2018-2022, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: RCEP, CPTPP, EVFTA... có hiệu lực, chính thức áp dụng tại Việt Nam đã tác động lớn đến nền kinh tế thông qua mở rộng thị trường XNK. Theo đó kim ngạch XNK, lưu lượng hàng hóa thông quan ngày càng tăng. Thị trường truyền thống được củng cố và mở rộng thị trường mới, tiềm năng.
Để giúp DN tận dụng hiệu quả hiệp định thương mại tự do, Tổng cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chú trọng tập huấn, đào tạo, hướng dẫn công chức, DN thực hiện.
Chẳng hạn, năm 2022, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức 3 đợt tập huấn thực hiện Hiệp định RCEP. Đối với các hiệp định khác, Tổng cục Hải quan cũng phối hợp thường xuyên với Bộ Công Thương và các bộ, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn cho DN.
Đáng chú ý, giai đoạn 2018-2022, đặc biệt là năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, để tháo gỡ vướng mắc cho DN do thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành một số văn bản hướng dẫn, đặc biệt là Thông tư 47/2020/TT-BTC về gia hạn thời gian nộp chứng từ. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng tích cực phối hợp với đơn vị triển khai trao đổi với các quốc gia là thành viên các hiệp định để đẩy nhanh áp dụng C/O điện tử tạo thuận lợi cho DN.
Tuy vậy, ông Đào Duy Tám cho biết, trong quá trình thực thi các biểu thuế XK ưu đãi, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế giai đoạn 2018-2022, DN và cơ quan Hải quan cũng gặp những khó khăn, vướng mắc.
Vướng mắc phát sinh khi triển khai các hiệp định thế hệ mới, chẳng hạn như Hiệp định RCEP có điểm mới là các mức thuế suất áp dụng theo từng quốc gia tham gia tham gia ký kết Hiệp định, vì vậy trong giai đoạn đầu thực hiện DN rất dễ nhầm lẫn khi đối chiếu các mức thuế suất.
Hay có Hiệp định quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, giao người xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ thay vì cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp như các hiệp định truyền thống, dẫn đến công chức hải quan vướng mắc khi tra cứu, hình thức, tính pháp lý của chứng từ... Tuy nhiên, những vướng mắc giai đoạn đầu triển khai đã được hướng dẫn, xử lý ngay.
Trả lời câu hỏi về việc cơ quan Hải quan sẽ làm gì để tạo thuận lợi cho DN xử lý tiền thuế nộp thừa khi thời gian hiệu lực của Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chậm hơn so với thời gian có hiệu lực của Hiệp định gần 1 năm, ông Đào Duy Tám cho biết, sau khi hiệp định có hiệu lực cơ quan Hải quan đã nhận được nhiều vướng mắc của DN về vấn đề này.
Theo ông Đào Duy Tám, tại nghị định đã quy định rõ thời hạn áp dụng biểu thuế. Thời điểm áp dụng hoàn tiền thuế phụ thuộc vào từng quốc gia khi phê chuẩn hiệp định. Chẳng hạn với Malaysia, thời hạn được hoàn số thuế đối với các tờ khai đã đăng ký trước ngày 8/3/2022; hay đối với hàng hóa NK từ Hàn Quốc thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định thì DN được hoàn thuế đối với các tờ khai đăng ký từ 1/2/2022. Đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác áp dụng từ 1/1/2022.
Về cơ chế, trình tự thủ tục hoàn thuế đã được quy định cụ thể tại Luật thuế XNK, Luật Quản lý thuế. Tại Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng hướng dẫn DN các bước thực hiện, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện thủ tục hoàn trả dựa trên thông tin ngày DN đăng ký tờ khai.
Tăng cường điều tra, xác minh tại nước xuất khẩu
Về vấn đề cơ quan Hải quan sẽ triển khai như thế nào để vừa đảm bảo công tác quản lý mà vẫn tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là vấn đề xuất xứ hàng hóa XNK, ông Đào Duy Tám cho biết, khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, mức thuế suất giảm sâu theo cam kết và theo giai đoạn. Việc cắt giảm thuế suất dẫn đến nguy cơ gian lận xuất xứ hàng hóa, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại cũng gia tăng.
Đặc biệt từ khi xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam với trách nhiệm là nước thành viên các Hiệp định đã thực hiện kiểm tra kiểm soát xuất xứ theo đúng cam kết. Cơ quan Hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh, qua đó phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về gian lận xuất xứ và xử lý như: mặt hàng pin năng lượng mặt trời, gỗ ván sàn, tủ bếp bằng gỗ...
Đối với hàng hóa XK, cơ quan Hải quan thường xuyên phối hợp với các tổ chức, cơ quan Hải quan các nước để cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra hoạt động sản xuất của DN.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát xuất xứ hàng hóa. Hiện nay các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cho phép áp dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp, khi áp dụng quy tắc này dễ dẫn tới lẩn tránh về xuất xứ từ các nước không được hưởng. Cụ thể như khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường từ Thái Lan, DN đã chuyển hoạt động sản xuất sang các nước thuộc ASEAN nhưng đường NK từ Thái Lan, hoặc đường sản xuất từ các nước ASEAN nhưng nguyên liệu nhập từ các nước không phải trong ASEAN.
Với các trường hợp đó, thời gian tới cơ quan Hải quan sẽ tiến hành điều tra, xác minh tại các nước xuất khẩu. Ngoài ra cơ quan Hải quan cũng đang tiến hành thực hiện ký kết trao đổi thông tin xuất xứ hàng hóa với một số nước như: Hàn Quốc và các quốc gia có lưu lượng hàng hóa lớn tới Việt Nam.
Doanh nghiệp lưu ý áp dụng quy định
Tại tọa đàm, nhiều DN đã đặt câu hỏi với ông Đào Duy Tám về những trường hợp cụ thể. Có DN hỏi: thực hiện hiệp định EVFTA, DN đã mua hàng của DN Trung Quốc, là công ty con thuộc tập đoàn ở châu Âu, hàng hóa có xuất xứ ở châu Âu được xuất khẩu gửi kho ngoại quan tại Trung Quốc, sau đó xuất khẩu đến Việt Nam. DN Việt Nam ký hợp đồng với DN Trung Quốc và thanh toán tiền hàng cho DN Trung Quốc và nộp tự chứng nhận xuất xứ do DN Trung Quốc xác nhận và chứng từ chứng minh không thay đổi xuất xứ. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan đã từ chối chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do DN Trung Quốc phát hành?
Trả lời vướng mắc của DN, ông Đào Duy Tám cho biết, theo quy định tại Hiệp định EVFTA trường hợp hàng hóa NK có xuất xứ từ châu Âu thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định thì DN sẽ nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên chứng từ tự chứng nhận xuất xuất phải do nhà sản xuất ở châu Âu hoặc DN châu Âu tự chứng nhận và cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu với hệ thống mã tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xác định hàng hóa có được hưởng không. Trường hợp này DN nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc, cơ quan Hải quan từ chối là hoàn toàn đúng quy định.
Liên quan đến câu hỏi của DN về việc nhập khẩu lô hàng từ Italia về Việt Nam, khi mở tờ khai DN không ghi nợ C/O, vài ngày sau DN có mã REX code nhưng chi cục hải quan không đồng ý, như vậy có đúng không?
Về vấn đề này, ông Đào Duy Tám cho biết, hiện nay theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BTC, khi khai hải quan nếu chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan, DN phải khai nợ chứng từ chứng nhận xuất xứ. Trường hợp này DN không khai đề nghị chậm nộp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu thì cơ quan Hải quan hoàn toàn có thể từ chối theo đúng quy định pháp luật.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics