Do tính chất rất đặc thù, cần xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh
Làm rõ một số nội dung về khái niệm doanh nghiệp nhà nước | |
Hộ kinh doanh: Đưa vào Luật Doanh nghiệp hay một luật riêng? | |
Sửa Luật Doanh nghiệp: Để kinh doanh được “tung cánh” |
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo |
Ban hành luật riêng về hộ kinh doanh
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tại phiên họp Quốc hội sáng nay, 21/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Về phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (Điều 1, Điều 2 và Chương VIIa), có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất là nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Lý do là bởi, nội dung quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật dựa trên cơ sở luật hóa tối đa các quy định đã được áp dụng ổn định trong thực tiễn của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 và năm 2014 đã có điều khoản quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định chi tiết. Do đó, xét về bản chất thì việc quy định một Chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật chỉ là việc bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định chung đã có về hộ kinh doanh.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
Về lý do đưa ra ý kiến này, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh phân tích: Xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi Luật, chứ không thể quy định bằng Nghị định. Tuy nhiên, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật là không phù hợp vì hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp.
Ngoài ra, hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo Luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh, mặt khác có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh.
"Số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tránh những tác động bất lợi tới hoạt động của các hộ kinh doanh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất lựa chọn loại ý kiến thứ 2”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.
Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) nêu quan điểm, đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là chưa phù hợp. Các hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh đặc thù, bản chất không phải là doanh nghiệp. Nếu đưa vào luật có thể gây hiểu lầm khiến cách áp dụng giữa các nơi rất khác nhau hoặc trong một bộ phận cán bộ quản lý có thể coi hộ kinh doanh là doanh nghiệp, gây phát sinh thêm thủ tục, khó khăn cho hoạt động của hộ kinh doanh.
“Hình thức kinh doanh theo hộ hiện nay rất đa dạng, linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Ví dụ, thời điểm dịch Covid-19 vừa qua, nhiều hộ kinh doanh nghỉ hoạt động, sau dịch lại tiếp tục. Nếu coi hộ kinh doanh là doanh nghiệp thì thủ tục giải thể, phá sản sẽ phức tạp hơn nhiều. Cần giao cho Chính phủ quy định cụ thể, điều chỉnh linh hoạt trong từng thời điểm và có thể xây dựng thành luật riêng về hộ kinh doanh”, đại biểu Cao Đình Thưởng nhấn mạnh.
Từ 50% vốn nhà nước thì xác định là DNNN
Xung quanh dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), ở góc độ liên quan tới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), một số ý kiến cho rằng quy định DNNN là doanh nghiệp có trên 50% vốn góp hoặc cổ phần chi phối là chưa phù hợp, khái niệm này thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỷ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII. Tỷ lệ theo quy định tại dự thảo Luật như đã quy định trước đây tại Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Việc quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn việc sử dụng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, việc thay đổi khái niệm có thể có những tác động nhất định đến quá trình cổ phần hóa, song các doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối chỉ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực then chốt, quan trọng mà Nhà nước cần nắm như tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW. Do vậy, tác động sẽ không lớn.
Có ý kiến đề nghị giải thích thêm căn cứ để lựa chọn phương án từ 50% vốn nhà nước thì xác định là DNNN, đồng thời, xem xét lại tỷ lệ này để bảo đảm quyền chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về vấn đề này, theo Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, việc xác định nội hàm “bảo đảm Nhà nước nắm giữ phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối” tại khái niệm DNNN là rất quan trọng nhằm bám sát Nghị quyết số 12-NQ/TW.
"Việc làm rõ nội hàm của việc chi phối để bảo đảm quyền chi phối của Nhà nước trong mọi quyết định về quản trị, sản xuất, kinh doanh, bao gồm việc thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần để xác định được tỷ lệ phù hợp. Đồng thời, tỷ lệ này cũng cần phải bảo đảm phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế", Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Tin liên quan
Ban hành quy định về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty
20:09 | 13/04/2021 Chính sách và Cuộc sống
Văn bản hướng dẫn thực thi Luật rất quan trọng
08:51 | 22/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng đột phá từ Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020
08:51 | 22/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK