Đạt 12/12 chỉ tiêu kinh tế-xã hội: Có những chỉ số không dễ dàng
Chuyên gia Lê Quốc Phương |
Theo Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sáng nay 21/10, Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm thành công khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, tăng trưởng GDP đạt mức khá cao, ước đạt 6,8%, trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm được kiểm soát ở mức thấp (2,7-3%)… Ông đánh giá như thế nào về những kết quả khả quan này?
Đánh giá gần 10 tháng vừa qua và dự báo cả năm, về cơ bản các chỉ tiêu cũng đạt được, đó là thực tế. Có 12 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức, trong đó có một số chỉ tiêu không dễ dàng. Ví dụ như, tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và thương mại toàn cầu suy giảm khá mạnh. Tất cả các nước đều bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Việt Nam vẫn tăng trưởng tương đối tốt.
Bên cạnh đó, vấn đề về lạm phát, năm nay Việt Nam đặt ra mục tiêu dưới 4% nhưng chúng ta đạt được dưới 3%. Xuất khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm, chúng ta vẫn tăng trưởng được. Đánh giá đầy đủ và toàn diện, nhìn vào 12 chỉ số có những chỉ số không hề dễ dàng, cần ghi nhận kết quả, có nỗ lực, có kết quả xứng đáng.
Bên cạnh những mảng màu tươi sáng của "bức tranh" kinh tế-xã hội, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ còn không ít tồn tại, bất cập. Theo ông, nội dung này trong báo cáo của Chính phủ đã sát thực chưa?
Vấn đề của một quốc gia không chỉ nằm trong 12 chỉ tiêu, còn nhiều nội dung khác nữa. Các tồn tại tương đối nhiều. Ví dụ câu chuyện BOT hay câu chuyện xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa năm này qua năm khác. Vùng nông thôn đồng bằng đã tương đối tốt nhưng vùng sâu vùng xa vẫn rất nghèo đói. Dù có nhiều tiền của đổ vào vẫn chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nền kinh tế Việt Nam dù nâng được 10 bậc cạnh tranh nhưng thực tế còn rất nhiều vấn đề khó khăn.
Đáng chú ý, báo cáo đã nêu các vấn đề nhưng giải pháp đề ra còn chưa có gì đột phá, vẫn là giải pháp mang tính ngắn hạn, tình thế. Các giải pháp đi theo lối mòn, chưa đưa ra cách giải quyết quyết liệt. Vướng mắc ở đây có nhiều, trong đó có vướng mắc về hệ thống hành chính, luật pháp.
Ví dụ, câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công rất chậm chủ yếu là do hệ thống luật pháp. Tuy nhiên, lý do đưa ra sẽ là do các cơ quan, bộ, ngành địa phương chưa quyết liệt. Các luật mới đưa ra quá chặt chẽ hoặc "đá" nhau, mâu thuẫn nhau dẫn đến không ai muốn làm. Hệ thống pháp luật còn lủng củng cần cải tiến mạnh mẽ theo hướng vừa đơn giản hóa lại vừa chặt chẽ. Mấu chốt vấn là cải cách thể chế, trong đó có hệ thống pháp luật.
So với năm 2019, Chính phủ đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 dự kiến là GDP tăng khoảng 6,8%; CPI bình quân tăng dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%... Ông đánh giá như thế nào về tính phù hợp và khả thi của những con số này?
Mục tiêu đề ra tương đối hợp lý nhưng có những chỉ tiêu vẫn theo cách an toàn. Ví dụ, xuất khẩu tăng khoảng 7% hay kiểm soát nhập siêu dưới 3%, kiểu gì cũng đạt được. Đó là bởi, Việt Nam đã xuất siêu 6-7 năm nay, trừ năm 2015 nhưng những năm gần đây, năm nào Chính phủ cũng đề ra chỉ tiêu về kiểm soát nhập siêu.
Chính phủ đề ra chỉ tiêu an toàn là tốt nhưng chưa thể hiện được tính chiến lược, vẫn là an toàn để sau này không phải gánh trách nhiệm. Khả năng hoàn thành kế hoạch rất tốt nhưng chưa thể hiện quyết tâm.
Hiện nay, số chỉ tiêu mà Việt Nam đưa ra dù đã giảm từ 21 xuống 19 và hiện nay là 12. Tuy nhiên, nhiều nước không đưa ra chỉ tiêu này. Ví dụ, các nước chỉ đưa ra chỉ tiêu lạm phát dưới 3%, giao nhiệm vụ cho ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 3%, đảm bảo công ăn việc làm ổn định.
Đưa ra hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh 12 chỉ tiêu là điều tốt, vạch ra mục đích phấn đấu, tuy nhiên không nên đưa thành pháp lệnh bởi điều này mang tính hình thức theo nghĩa đạt được thì tốt, đạt thành tích, không đạt được lại đánh giá là do nguyên nhân khách quan. Nhiều nước và nhất là các nước tiên tiến họ không đưa ra các chỉ tiêu này. Theo tôi nên cân nhắc điểm lợi hại việc đưa ra hệ thống chỉ tiêu quá nhiều như thế và đưa vào thành tính pháp lệnh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng: Nghiên cứu, đề xuất chính sách tiếp tục miễn, giảm thuế, phí từ đầu năm 2025
16:57 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics