COP28 và tuyên bố lịch sử nói không với nhiên liệu hóa thạch
Thỏa thuận "lịch sử" của COP28 COP28: Các bên chưa thống nhất được nội dung dự thảo "thỏa thuận sau cùng" COP28 - lời chia tay với nhiên liệu hóa thạch |
Chủ tịch COP28 Al Jaber nhấn mạnh đây là thỏa thuận “lịch sử”, lần đầu tiên thế giới có tiếng nói chung về nhiên liệu hóa thạch. Ông nói: “Thỏa thuận này thể hiện một sự thay đổi mô hình có tiềm năng xác định lại nền kinh tế của chúng ta”.
Một số quốc gia nhận định thỏa thuận này báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, nhưng các quốc gia tham vọng hơn cho rằng thỏa thuận này vẫn chưa đủ để phản ánh mức độ cấp bách ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Thực vậy, thay vì yêu cầu thế giới “loại bỏ hoàn toàn” dầu mỏ, than và khí đốt, thỏa thuận chỉ “kêu gọi” các quốc gia “đóng góp” vào nỗ lực toàn cầu nhằm giảm ô nhiễm carbon theo những cách mà họ thấy phù hợp, đưa ra một số lựa chọn, một trong số đó là “chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng… đẩy nhanh hành động trong thập kỷ quan trọng này, để đạt được số 0 ròng vào năm 2050”.
COP28 đã diễn ra vào cuối của năm mà Trái Đất nóng chưa từng có, gây ra những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt như cháy rừng kỷ lục, sóng nhiệt làm chết người và lũ lụt thảm khốc. Năm 2023 chính thức là năm nóng kỷ lục, do sự kết hợp giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra và El Nino, và năm tới dự kiến sẽ còn nóng hơn nữa. Tuy nhiên, hội nghị ở Dubai đã bị chia rẽ bởi những tranh cãi và chỉ trích rằng lợi ích dầu mỏ đang ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán. Saudi Arabia dẫn đầu một nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ phản đối “câu chữ” về việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch. Mặt khác, một bộ phận tham vọng hơn, bao gồm Liên minh châu Âu (EU) và một nhóm các quốc đảo, bày tỏ sự tức giận về một dự thảo trước đó vì ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn về nhiên liệu hóa thạch.
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết sự chia rẽ gần như đã làm hội nghị bị “trật bánh” khi các quốc gia sản xuất dầu khí đẩy lùi ngôn ngữ về nhiên liệu hóa thạch. Ông gọi thỏa thuận này là một thành công và là minh chứng cho chủ nghĩa đa phương. Theo ông, thỏa thuận này mạnh mẽ và rõ ràng hơn nhiều tham vọng đã được thống nhất nội bộ nhằm hạn chế mức độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, một ngưỡng mà các nhà khoa học cho biết con người và hệ sinh thái sẽ phải vật lộn để thích nghi. Ông Kerry nói: “Thông điệp từ COP lần này là chúng ta đang tránh xa nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta sẽ không quay lại”.
COP28 khởi đầu với những thành công sớm về tài chính. Vào ngày đầu tiên, các quốc gia đã chính thức thông qua quỹ tổn thất và thiệt hại đã được hình thành trong nhiều thập kỷ và từ đó đã đưa ra cam kết hơn 700 triệu USD để giúp đỡ các quốc gia trên tuyến đầu của biến đổi khí hậu. Nhưng thỏa thuận thượng đỉnh - trong khi thừa nhận các nước đang phát triển cần tới 387 tỷ USD/năm để thích ứng với tác động của khủng hoảng khí hậu và cần khoảng 4.300 tỷ USD/năm cho đến năm 2030 để mở rộng quy mô năng lượng tái tạo – lại không bao gồm các yêu cầu phải cung cấp nhiều hơn đối với các nước phát triển.
Ông Mohamed Adow, Giám đốc của Power Shift Africa, cho biết “sự chuyển đổi” trong thỏa thuận này “không được tài trợ hoặc công bằng”. Ông nói: “Chúng tôi vẫn thiếu tài chính để giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải carbon và cần có kỳ vọng lớn hơn vào việc các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch giàu có sẽ loại bỏ hoàn toàn trước tiên”.
Tin liên quan
COP29 - Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu
09:31 | 11/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Khóa họp lần thứ 56 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
08:33 | 19/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay
08:46 | 15/04/2024 Nhìn ra thế giới
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
09:21 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump gặp khó
07:57 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT phải thuận tiện cho người nộp thuế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
Thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi): Phân bón quay lại chịu thuế 5%
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Linh làm Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An
Việt Nam- Lào ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý công sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics