Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn- Bài 4: Những yêu cầu đặt ra để cải cách toàn diện công tác quản lý trị giá hải quan
Cơ quan Hải quan đã phát hiện ngày càng nhiều thủ đoạn của DN để gian lận trị giá nhằm trốn thuế. Trong ảnh: Công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Theo đánh giá của Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), ngoài những ưu điểm, thuận lợi trong công tác quản lý trị giá hải quan ngành Hải quan đã đạt được thời gian qua, khi so sánh thực trạng công tác này với mô hình hướng đến năm 2030, còn có một số khoảng cách khá dài. Do vậy, bài toán đặt ra làm sao để công tác quản lý trị giá hải quan đạt hiệu quả cao đang được Hải quan Việt Nam từng bước xử lý.
Khoảng cách từ hiện tại tới tương lai
Theo đánh giá của Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan), để tiến đến một hệ thống quản lý trị giá hải quan hiện đại hiệu quả, hiệu lực thì cần cải cách tổng thể ở 5 góc độ: (1) quy phạm và hướng dẫn nghiệp vụ; (2) tổ chức bộ máy; (3) nhân lực thực thi; (4) thông tin nghiệp vụ và ý thức tuân thủ pháp luật.
Hiện nay, đối với mỗi nghiệp vụ quản lý trị giá hải quan, hệ thống quy phạm và hướng dẫn được thiết kế độc lập nhau. Tính đồng bộ và phối hợp giữa các biện pháp để quản lý trị giá còn bất cập. Bên cạnh đó, quy định về nội dung kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan phức tạp, phân tán ở nhiều văn bản gây khó khăn cho cả người khai hải quan và công chức Hải quan trong quá trình thực hiện. Thiếu quy định về nội dung kiểm tra trị giá hải quan sau thông quan. Thiếu quy định áp dụng biện pháp bảo đảm/bảo lãnh về trị giá hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan nhằm loại bỏ rủi ro đối với ngân sách nhà nước (NSNN) trong trường hợp người khai hải quan kê khai sai giá nhằm mục đích trốn thuế và sẽ “biến mất” sau khi hàng hóa được giải phóng khỏi khu vực quản lý của hải quan.
Cần xây dựng đội ngũ chuyên gia trị giá ở các cấp tổng cục và cục hải quan. Đội ngũ này là những “máy cái” tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc về trị giá phát sinh hàng ngày, thực hiện đào tạo tại chỗ và đào tạo theo chương trình đối với các công chức trị giá. |
Thực tế, trước năm 2015, việc sử dụng khoản đảm bảo trong kiểm tra trị giá hải quan được quy định tại Điều 16 Nghị định 40/2007/NĐ-CP, theo đó trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá hải quan thì người khai hải quan phải nộp khoản đảm bảo ở mức đủ để bảo đảm cho việc nộp thuế của toàn bộ lô hàng đó. Tuy nhiên, trong khi thực hiện, có ý kiến cho rằng việc áp dụng khoản bảo đảm làm tăng chi phí thông quan của DN, vì số tiền bảo đảm sẽ làm phát sinh tăng chi phí vốn kinh doanh, và do không có cơ chế xác định giá trị khoản bảo đảm phù hợp, một số công chức Hải quan có biểu hiện lạm dụng, gây khó dễ cho DN hoặc ngược lại là cấu kết với DN để xác định bảo đảm không đủ bù đắp số tiền thuế có khả năng phát sinh tăng thêm. Vì vậy, từ sau khi Luật Hải quan 2014 có hiệu lực, quy định về bảo đảm/bảo lãnh trị giá không được nêu trong các văn bản pháp luật nữa. Từ năm 2015 đến nay, nhất là giai đoạn hiện nay, trong điều kiện thông tin được chia sẻ ngày càng nhiều, hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro ngày càng được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, cơ quan Hải quan đã phát hiện ra ngày càng nhiều thủ đoạn của DN để gian lận trị giá hải quan nhằm trốn thuế. Có nhiều trường hợp DN cố tình lẩn tránh biện pháp thu hồi nợ thuế sau khi bị cơ quan Hải quan ấn định trị giá hải quan.
Hầu hết các đơn vị Hải quan tham dự tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án Cải cách công tác quản lý trị giá hải quan giai đoạn 2021-2030 đều cho rằng, cấp thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm xác định trị giá một cách có lựa chọn đối với những DN có mức độ tuân thủ pháp luật thấp, có rủi ro trốn thuế cao.
Cũng theo đại diện các đơn vị Hải quan địa phương, hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại như việc tham vấn trị giá hải quan trong thông quan vừa gây khó cho công chức Hải quan, vừa làm tăng thủ tục con trong khi làm thủ tục thông quan và làm giảm hiệu quả quản lý thuế; việc kiểm tra trị giá hải quan chủ yếu tập trung vào kiểm tra các nội dung có tính hình thức của hồ sơ xác định trị giá, chưa đi vào bản chất giá trị của hàng hóa tại thời điểm XNK; việc xác định trị giá hải quan của công chức Hải quan cũng chưa được hướng dẫn rõ ràng, dẫn đến tình trạng xác định giá tùy tiện, chưa đúng quy định.
Nêu quan điểm tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Đề án Cải cách công tác quản lý trị giá hải quan giai đoạn 2021-2030, ông Vũ Ngọc Anh, Chuyên gia Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho rằng, để triển khai công tác quản lý trị giá hải quan theo hướng giảm bớt kiểm tra trong thông quan, tập trung kiểm tra sau thông quan thì bộ máy quản lý trị giá hải quan hiện nay phải có sự thay đổi cơ bản; sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, tận dụng nguồn lực chất lượng cao; có chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực trị giá hải quan phù hợp; công tác luân chuyển, bố trí sử dụng công chức quản lý trị giá cũng phải được giám sát chặt chẽ…
Nói về nguồn nhân lực, theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan), đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý trị giá hải quan cần được xây dựng và nâng cao năng lực mạnh mẽ mới có thể đáp ứng được với yêu cầu mới. Trong đó, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia trị giá ở các cấp tổng cục và cục hải quan. Đội ngũ này là những “máy cái” tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc về trị giá phát sinh hàng ngày, thực hiện đào tạo tại chỗ và đào tạo theo chương trình đối với các công chức trị giá.
Trong điều kiện nguồn lực có hạn, với thách thức về khối lượng công việc đồ sộ và khả năng, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi thì áp dụng nguyên tắc, kỹ thuật quản lý rủi ro để đánh giá đối tượng quản lý, lựa chọn đối tượng kiểm tra một cách trọng điểm là “đáp án” cho cơ quan Hải quan, đại diện Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) nhấn mạnh.
Thực tế công tác quản lý rủi ro nói chung, quản lý rủi ro trong quản lý trị giá đã được đưa vào nghiên cứu, triển khai và áp dụng từ năm 2011. Tuy nhiên, mức độ áp dụng và hiệu quả đạt được ở các khâu quản lý trị giá khác nhau cũng là rất khác nhau. Nếu trong thông quan, việc xây dựng và sử dụng Danh mục hàng hóa có rủi ro về trị giá là chỉ dẫn để công chức Hải quan trong thông quan lựa chọn tờ khai hải quan phải kiểm tra trị giá thì việc sử dụng mức giá tham chiếu cụ thể cho một mặt hàng cụ thể lại dẫn đến không tạo điều kiện để kiểm soát giá của mặt hàng cùng loại, dễ lạc hậu do giá luôn biến động. Nếu sau thông quan, đã có quy định tại Luật Hải quan về việc kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu rủi ro thì quy trình xác lập các DN có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan lại đang bị khuyết thiếu.
Đến năm 2030, trong tiến trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, module quản lý trị giá hải quan sẽ được thiết kế theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ số, trí thông minh nhân tạo để nâng cao một bước hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý trị giá hải quan. |
Ngoài ra, theo phản ánh của Cục Hải quan Hà Nội, thông tin, dữ liệu, công tác quản lý trị giá hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào Hệ thống GTT02. Thông tin, dữ liệu khác phục vụ quản lý trị giá hải quan (như thông tin về xử lý vi phạm hành chính về trị giá, thông tin xác minh trị giá, thông tin DN kinh doanh XNK…) không liên thông với GTT02 nên nhiều công chức quản lý trị giá không được phép truy cập, sử dụng.
Sau một thời gian vận hành, GTT02 cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế khác như thường xuyên xuất hiện lỗi đồng bộ thông tin từ VNACCS/VCIS; chưa có nhiều tiện ích trong việc tra cứu, báo cáo; chưa có các chức năng cảnh báo, phản hồi, xử lý thông tin… Bên cạnh đó, để tăng tốc độ xử lý thông tin đáp ứng yêu cầu hải quan số thì cần phải chuẩn hóa một số thông tin như thông tin về tên hàng, đơn vị tính, thông tin xác minh qua các hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra… và số hóa, điện tử hóa các chứng từ, tài liệu phục vụ công tác tham vấn giá thì cần phải xây dựng một hệ thống CNTT tập trung, kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý trị giá hải quan…
Đối với ý thức tuân thủ pháp luật, về phía nội bộ ngành Hải quan, ngay từ CBCC Hải quan cũng còn nhiều người có tư duy quản lý trị giá theo lối mòn của “bảng giá tối thiểu”, ít đào sâu nghiên cứu nên thường xuyên xảy ra tình trạng xác định trị giá hải quan áp đặt, thiếu cơ sở pháp lý. Về phía các DN XNK thường “bỏ mặc” việc xác định và kê khai trị giá hải quan cho lực lượng dịch vụ khai thuê, dẫn đến tình trạng khi phát sinh hoạt động tham vấn trị giá, người khai hải quan không cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh cho trị giá kê khai, bị cơ quan Hải quan bác bỏ, áp đặt mức giá bất hợp lý, từ đó phát sinh khiếu nại, khiếu kiện và bức xúc của DN với cơ quan Hải quan. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan đến việc hỗ trợ cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan thì các cơ quan này hoặc là không biết, hoặc là không sẵn sàng để kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan Hải quan.
Cần có giải pháp dài hạn
Để công tác quản lý trị giá hải quan đạt hiệu quả, hiệu lực mong muốn, theo Cục Thuế XNK, ngành Hải quan sẽ phải tiến hành các hoạt động cải cách, cải tiến hệ thống quản lý một cách tổng thể. Theo đó, sẽ cải cách về hệ thống văn bản pháp quy và các quy trình nghiệp vụ; cải tiến bộ máy quản lý, xây dựng lực lượng CBCC chuyên nghiệp, có trình độ, có kinh nghiệm phù hợp; tăng cường kết nối, chia sẻ, thu thập thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước; áp dụng triệt để kỹ thuật quản lý rủi ro và gia tăng “giao tiếp”, “đối thoại” với cộng đồng DN nhằm nâng cao ý thức tự nguyện tuân thủ pháp luật của các DN XNK.
Về hệ thống quy định, quy trình, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sửa đổi hệ thống cơ sở pháp lý, đơn giản thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người khai hải quan. Trong đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Hải quan nhằm đảm bảo nghĩa vụ của DN trước khi thông quan hàng hóa; tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước khác như cơ quan Công an, cơ quan quản lý thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải…
Cũng đến năm 2025, cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy hải quan 3 cấp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình nghiệp vụ hải quan tập trung, thông minh. Hình thành các trung tâm xử lý vướng mắc và xác định trị giá hải quan. Hải quan đặt ra kế hoạch phát triển đội ngũ công chức Hải quan các cấp có trình độ chuyên môn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, được tổ chức, quản lý khoa học, gắn với nhu cầu thực tiễn của vị trí việc làm với năng lực của từng cá nhân, đáp ứng mô hình quản lý hải quan hiện đại. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp đào tạo hiện đại, công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Hải quan nhằm nâng cao năng lực đào tạo, đảm bảo đào tạo bồi dưỡng được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Đặc biệt, trong việc sử dụng nhân lực có hiệu quả, cơ quan Hải quan phấn đấu hoàn thành mô hình luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng giữa các cấp tổ chức, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, trong từng lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giải quyết công việc, kinh nghiệm thực tiễn cho công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, công chức, viên chức lãnh đạo và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo.
Đến năm 2030, trong tiến trình nghiên cứu, xây dựng và thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, module quản lý trị giá hải quan sẽ được thiết kế theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ số, trí thông minh nhân tạo để nâng cao một bước hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý trị giá hải quan.
Theo đại diện Cục Thuế XNK, giai đoạn trước mắt, cơ quan Hải quan sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi thông tin nội ngành và với các cơ quan ngoài ngành, nhất là cơ quan Thuế nội địa để công chức hải quan làm việc trong lĩnh vực quản lý trị giá được trang bị nhiều thông tin phục vụ công việc. Việc trao đổi, kết nối thông tin điện tử trong giai đoạn này sẽ làm nền tảng cho việc kết nối, chia sẻ thông tin trong điều kiện Hải quan số, Hải quan thông minh sau này.
Cơ quan Hải quan cũng sẽ xây dựng một hệ thống tiêu chí, chỉ số cụ thể để hệ thống tự động lựa chọn tờ khai hải quan kiểm tra trị giá trong thông quan, tờ khai hải quan kiểm tra trị giá sau thông quan và DN phải kiểm tra việc xác định trị giá hải quan sau thông quan. Bộ tiêu chí, chỉ số quản lý rủi ro này sẽ giúp giảm áp lực công việc kiểm tra của công chức quản lý trị giá hải quan trong thông quan, gia tăng trọng điểm kiểm tra trị giá hải quan sau thông quan, từ đó nâng cao tỷ lệ phát hiện vi phạm, chống thất thu cho NSNN.
(Bài 5: Quản lý trị giá hải quan tốt sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp)
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 7.300 tỷ trong tháng 10
14:20 | 19/11/2024 Hải quan
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan cửa khẩu cảng tổng hợp Bình Dương đồng hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
07:45 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics