Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn - Bài 3: Xây dựng mô hình quản lý trị giá phù hợp
Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan để đảm bảo phù hợp với Hải quan số, Hải quan thông minh. (Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Bắc Ninh). Ảnh: T.Bình |
Với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ Hiệp định trị giá hải quan (gọi tắt là Hiệp định). Theo đó, Việt Nam đã chuyển hóa toàn bộ nội dung của Hiệp định vào các văn bản pháp luật quốc gia và tổ chức quản lý trị giá hải quan theo các khuyến nghị quốc tế. Tuy nhiên, tới thời điểm này, mô hình quản lý trị giá hải quan hiện hành của Hải quan Việt Nam đang bộc lộ những điểm yếu so với trình độ phát triển của thương mại quốc tế nói chung và yêu cầu của một ngành hải quan hiện đại mà Hải quan Việt Nam đang nỗ lực hướng đến.
Quản lý trị giá hải quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế
Hiệp định được GATT (nay là WTO) nghiên cứu, phát triển từ năm 1954 đến năm 1979, đưa vào thực hiện từ năm 1981 và WTO chuyển hóa thành văn kiện bắt buộc đối với các thành viên WTO năm 1994. Theo Hiệp định, nguyên tắc xác định trị giá hải quan là phải phản ánh đúng thực tế thương mại; quy định về trị giá hải quan phải minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng; việc xác định trị giá hải quan phải bảo đảm tính cân bằng, trung lập giữa lợi ích của DN và mục tiêu quản lý của nhà nước. Phản ánh đúng thực tế nghĩa là trị giá hải quan phải được xác định trên cơ sở những tài liệu, chứng từ có thật, hợp pháp, có những số liệu cụ thể về những giao dịch, hoạt động kinh tế đã xảy ra. WTO khuyến nghị các chứng từ, tài liệu dùng để xác định trị giá hải quan phải tuân thủ các chuẩn mực, nhất là các chuẩn mực, chế độ kế toán chung.
WTO cũng yêu cầu các quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan phải rõ ràng, được đưa vào văn bản pháp luật của quốc gia để bất cứ ai cũng có thể đọc, tìm hiểu và sử dụng.
Kinh nghiệm của một số nước tiên tiến về thực hiện công tác quản lý trị giá hải quan Tại một số nước là thành viên của WTO, WCO như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đều triển khai quản lý trị giá hải quan trên nền tảng Hiệp định xác định trị giá hải quan và Công ước Kyoto sửa đổi và có những mô hình quản lý hiệu quả. Ở cấp độ luật, các nước đều chuyển hóa các nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK thành điều khoản luật phù hợp với Hiệp định, đồng thời khẳng định quyền áp dụng các biện pháp để kiểm tra tính chính xác, trung thực của trị giá do DN kê khai. Ở cấp độ văn bản hướng dẫn dưới luật, Chính phủ ban hành văn bản quy định trình tự, thủ tục quản lý trị giá hải quan để công chức Hải quan và DN cùng thực hiện. Đối với các thao tác nghiệp vụ của công chức Hải quan, theo đặc thù từng nước, quy trình nghiệp vụ hải quan được người đứng đầu cơ quan Hải quan ban hành. Thông thường, các quy trình nghiệp vụ này được lưu hành trong nội bộ cơ quan Hải quan mà không công bố cho DN, đặc biệt là các biện pháp, cách thức đánh giá rủi ro về trị giá hải quan nói riêng, về hải quan nói chung. Đặc điểm chung của các nước tiên tiến là công chức Hải quan tại khâu thông quan chú trọng hướng dẫn DN khai hải quan, công chức Hải quan không xác định trị giá; việc kiểm tra và xác định lại trị giá hải quan sau khi kiểm tra thuộc trách nhiệm của công chức Hải quan ở khâu sau thông quan. Tại các nước, công chức Hải quan làm việc trong lĩnh vực quản lý trị giá hải quan được lựa chọn, đánh giá chất lượng và đào tạo nghiệp vụ thường xuyên; công chức thực hiện quản lý trị giá được truy cập vào hệ thống thông tin của ngành Hải quan. Hệ thống thông tin, dữ liệu được xây dựng thông qua cập nhật từ hệ thống thông quan, kết quả kiểm tra hải quan, kiểm tra sau thông quan, kết quả lọc và xử lý, đánh giá thông tin của đơn vị quản lý rủi ro, kết quả thu thập, xác minh thông tin của đơn vị kiểm soát, kết quả trao đổi thông tin quốc tế, và thông tin từ hệ thống một cửa quốc gia (kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước, các DN cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng kinh doanh thương mại quốc tế). Đối với DN kinh doanh XNK hàng hóa, do DN kê khai hải quan, khai trị giá hải quan thông qua đại lý hải quan nên việc hợp tác giữa cơ quan Hải quan với cộng đồng DN chủ yếu là hợp tác với hiệp hội đại lý hải quan và các hiệp hội DN. Theo đó, cơ quan Hải quan cung cấp các kiến thức, nâng cao nhận thức về trị giá hải quan đối với đội ngũ nhân viên của đại lý hải quan. Theo đặc thù tổ chức chính quyền mỗi quốc gia, các nước xây dựng cơ cấu tổ chức ngành Hải quan khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nước đều triển khai quản lý theo mô hình vùng. Tại Mỹ, với nguyên tắc quản lý liên bang, luật liên bang giao Thống đốc mỗi bang tổ chức hoạt động hải quan cùng với lực lượng bảo vệ biên giới. Theo đó, hoạt động quản lý trị giá hải quan được triển khai thành hai cấp: cấp bang và cấp vùng. Các cửa khẩu thực hiện thủ tục hải quan chỉ tiếp nhận thông tin kê khai trị giá hải quan để thông quan hàng hóa. Tại cơ quan Hải quan cấp bang, đơn vị quản lý trị giá hải quan chịu trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chung trong bang, giải quyết các vướng mắc phát sinh tại các vùng để áp dụng chung và kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực thi của cấp vùng. Cơ quan Hải quan cấp vùng triển khai hoạt động kiểm tra trị giá hải quan thông qua kiểm tra sau thông quan. Các hành vi vi phạm về khai trị giá hải quan được đánh giá là vi phạm về khai thuế (thuế hải quan và thuế thu nhập), do đó có thể bị xử phạt nặng, thậm chí chuyển sang cơ quan kiểm sát để thực hiện thủ tục tố tụng. Hải quan Hoa kỳ áp dụng Hệ thống ACE giao diện thương mại tự động là hệ thống mà cộng đồng thương mại cung cấp các dữ liệu về XNK và các cơ quan liên quan của Chính phủ. Tại Nhật Bản, hoạt động quản lý trị giá hải quan cũng được tổ chức theo hai cấp: cấp Bộ Tài chính – ban hành các văn bản hướng dẫn chung, không thực hiện kiểm tra DN và kiểm tra nội bộ hải quan và cấp vùng. Nhật Bản có 9 vùng hải quan. Theo đó, tại cấp vùng, việc xác định trị giá hải quan trong thông quan thuộc bộ phận hướng dẫn thông quan; việc kiểm tra trị giá hải quan thuộc bộ phận kiểm tra sau thông quan. Các cửa khẩu (cảng) chỉ tiếp nhận thông tin khai trị giá, kiểm tra để đánh giá sơ bộ chất lượng thông tin khai và thông quan hàng hóa theo kết quả kê khai. Trường hợp cửa khẩu có phát sinh vướng mắc về thông tin khai trị giá hải quan, bộ phận thông quan cấp vùng có trách nhiệm hướng dẫn. Trường hợp vướng mắc phức tạp, vượt quá khả năng hướng dẫn của bộ phận thông quan cấp vùng thì vướng mắc đó được chuyển về Hải quan vùng Tokyo nghiên cứu, ban hành hướng dẫn để sử dụng chung cho cả 9 vùng hải quan. Trong khi kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, nếu bộ phận kiểm tra sau thông quan có vướng mắc về xác định lại trị giá hải quan của hàng hóa thì phối hợp với bộ phận thông quan để xử lý. Kết quả xử lý vướng mắc được chia sẻ để sử dụng chung trong vùng hải quan. Đặc biệt, tại bộ phận thông quan của hải quan vùng luôn có cơ chế tham vấn với DN để hướng dẫn DN xác định trị giá hải quan trước khi kê khai hải quan. Kết quả hướng dẫn của công chức Hải quan không có hiệu lực bắt buộc thực hiện (không phải là Phán quyết trước – Advanced Rulings - về trị giá hải quan), nhưng các hồ sơ hướng dẫn DN đều được lưu giữ để công chức Hải quan tham khảo, sử dụng cho các lần tham vấn sau hoặc để đào tạo công chức (đào tạo tại chỗ). Hải quan Nhật Bản thu thập thông tin từ hệ thống NACCS (Air-Naccs và Sea-Naccs), là kho dữ liệu mà các DN, các hãng vận tải, bảo hiểm, ngân hàng đều phải kê khai thông tin khi tham gia cung ứng dịch vụ cho hoạt động thương mại quốc tế. Tại Trung Quốc, tổ chức hoạt động hải quan nói chung, quản lý trị giá hải quan nói riêng theo mô hình vùng (tỉnh). Mỗi tỉnh của Trung Quốc có một Tổng cục Hải quan, thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát về hải quan trên địa bàn tỉnh. Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc chỉ tham mưu ban hành luật, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về trị giá hải quan. Việc quản lý trị giá hải quan, bao gồm kiểm tra trị giá và xác định trị giá được triển khai tại Tổng cục Hải quan thuộc mỗi tỉnh, sau khi DN đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa. Hệ thống một cửa của Trung Quốc là CITSW (China International Trade Single Window). |
Hiệp định không quy định việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa XK bởi vì WTO hướng đến một mặt bằng chung về cách xác định trị giá hải quan mà ở đó trị giá hàng NK ở nước NK sẽ tương ứng với trị giá hàng hóa đó ở nước XK, tạo thành chu trình luân chuyển hàng hóa khép kín từ nước sản xuất hàng hóa đến nước tiêu thụ hàng hóa. Việc quy định rõ 6 phương pháp xác định trị giá hải quan cho phép cả người khai hải quan và cơ quan Hải quan cùng sử dụng một phương pháp, cách thức xác định trị giá, từ đó làm minh bạch hóa việc xác định trị giá, ngăn ngừa người khai hải quan kê khai sai và ngăn ngừa cơ quan Hải quan lạm quyền, áp đặt trị giá hải quan cho hàng hóa.
Hiệp định cho phép cơ quan Hải quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra việc kê khai trị giá hải quan nhằm bảo đảm người khai hải quan phải xác định và kê khai đúng trị giá hải quan. WTO khuyến nghị kiểm tra khi có đầy đủ thông tin, hồ sơ xác định trị giá của hàng hóa để có thể xác định trị giá bằng nhiều phương pháp nhằm đối chiếu lẫn nhau, từ đó xác định trị giá hải quan chính xác, đúng thực tế nhất.
Đối với những trường hợp phức tạp, đòi hỏi thời gian xác định trị giá hải quan phải kéo dài, để không gây thiệt hại về kinh tế cho DN và cả nhà nước, Hiệp định yêu cầu các quốc gia phải áp dụng cơ chế bảo đảm, theo đó người NK nộp bảo đảm bằng tiền hoặc hàng hóa hoặc chứng từ có giá để có thể rút hàng về trước khi xác định đúng trị giá hải quan.
Vấn đề bảo đảm còn được đề cập trong Công ước Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) mà Hải quan Việt Nam cũng là thành viên chính thức.
Công ước Kyoto được đưa ra giới thiệu trong WCO năm 1971, đưa vào áp dụng không bắt buộc năm 1973, sửa đổi năm 1999 và được phê chuẩn thực hiện trong WCO năm 2007.
Đối với lĩnh vực trị giá hải quan, Công ước Kyoto sửa đổi có hai nội dung liên quan gồm: Các quy định về bảo đảm (Securities) và các quy định về kiểm tra hải quan. Thực tế thông lệ tốt của các nước trên thế giới đã chứng minh ưu điểm của việc áp dụng khoản bảo đảm như nhanh chóng cho phép giải phóng hàng hóa ra khỏi khu vực quản lý của cơ quan Hải quan, từ đó không gây tình trạng tắc nghẽn hàng hóa tại các địa điểm XNK (cảng biển, cửa khẩu biên giới, cảng hàng không); bảo đảm thu đủ tiền thuế cho nhà nước ngay cả khi hàng hóa không còn trong khu vực quản lý hải quan; làm giảm khả năng DN bỏ trốn ngay sau khi được thông quan hàng hóa để không phải nộp bổ sung số tiền thuế tăng thêm; gián tiếp thúc đẩy người khai hải quan nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu kiểm tra trị giá, xác định đúng trị giá hải quan của hàng hóa, từ đó giảm áp lực công việc cho công chức hải quan.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Kyoto Sửa đổi năm 2007 và Thành viên chính thức của WTO từ năm 2008.
Thực tế triển khai của Hải quan Việt Nam đến nay
Trong khuôn khổ nghĩa vụ của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 2000, từ năm 2002, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu triển khai thực hiện từng nội dung của Hiệp định. Năm 2007, sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung quy định tại Hiệp định. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng NK được nội luật hóa thành điều khoản tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các quy định về xác định và kê khai trị giá hải quan được giữ ổn định đến nay.
Theo đó, người khai hải quan có nghĩa vụ tự xác định, tự kê khai trị giá hải quan của hàng hóa XNK; cơ quan Hải quan có nhiệm vụ kiểm tra kê khai trên cơ sở hồ sơ hải quan và hồ sơ trị giá của hàng hóa; trường hợp người khai hải quan không khai được trị giá, khai không đúng trị giá của hàng hóa thì cơ quan Hải quan xác định trị giá và ấn định tiền thuế cho hàng hóa.
Việc kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan được quy định cụ thể thông qua hoạt động kiểm tra kê khai trị giá hải quan trên tờ khai hải quan và hoạt động tham vấn trị giá. Những tờ khai hải quan chưa được kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan hoặc có nghi ngờ về trị giá hải quan nhưng khâu trong thông quan chưa phát hiện vi phạm thì cơ quan Hải quan áp dụng kiểm tra trị giá sau thông quan. Để nâng cao hiệu quả kiểm tra trị giá, tập trung vào các tờ khai hải quan có khả năng vi phạm cao, việc kiểm tra trị giá trong thông quan và sau thông quan đều được áp dụng lựa chọn kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Qua quá trình triển khai quản lý trị giá hải quan theo nguyên tắc của WTO và Công ước Kyoto Sửa đổi, trước áp lực của sự phát triển thương mại quốc tế, mô hình quản lý trị giá hải quan bắt đầu bộc lộ những điểm yếu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Đó là mức độ, khối lượng kiểm tra trị giá trong thông quan còn quá lớn, làm chậm quá trình thông quan hàng hóa. Đó là việc xác định trị giá hải quan trong thông quan trong điều kiện thiếu thông tin. Đó là việc áp dụng triệt để công cụ quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra ở tất cả các khâu quản lý, trong thông quan và sau thông quan…
Việt Nam cần xây dựng mô hình phù hợp
Theo đại diện Cục Thuế XNK, nhằm đơn giản thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người khai hải quan, Hải quan Việt Nam xác định, đến năm 2030, hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý trị giá hải quan hoàn thiện theo hướng nâng cao hơn nữa tính tuân thủ các cam kết quốc tế bao gồm Hiệp định, Công ước Kyoto sửa đổi. Trong đó, định hướng mô hình quản lý trị giá hải quan phù hợp Chiến lược phát triển ngành Hải quan, Hải quan số, Hải quan thông minh đến năm 2030 bằng việc hoàn thiện các điều khoản của văn bản luật (Luật Hải quan) để đồng bộ việc xác định trị giá hải quan nhằm bảo đảm toàn bộ hàng hóa XNK dưới mọi hình thức, loại hình đều được xác định trị giá hải quan đúng nguyên tắc; đơn giản hóa việc kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan để tạo thuận lợi, đẩy nhanh việc thực hiện thủ tục hải quan; áp dụng biện pháp bảo đảm xác định trị giá hải quan; tập trung kiểm tra trị giá hải quan tại khâu kiểm tra sau thông quan.
Ngoài ra, Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan để đảm bảo phù hợp với Hải quan số, Hải quan thông minh; tiếp tục đơn giản hơn về thủ tục hành chính, các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hoá XNK; quy định trách nhiệm cung cấp thông tin, mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đáp ứng mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh; xây dựng các quy trình, quy chế thu thập, cập nhật, trao đổi thông tin trong ngành Tài chính, ngành Hải quan, kiểm tra trị giá trong thông quan, sau thông quan; quy trình chuyển thông tin nghiệp vụ giữa các khâu quản lý trị giá hải quan; quy trình xử lý thông tin, đánh giá rủi ro về trị giá hải quan đối với hàng hóa, đối với DN; việc ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý trị giá hải quan; quy chế, nội quy trong thực thi nghiệp vụ quản lý trị giá hải quan; quy chế, quy định về đào tạo, luân chuyển, sử dụng CBCC có chuyên môn về quản lý trị giá hải quan.
Cũng theo Cục Thuế XNK, ở giai đoạn gần, đến năm 2025, Hải quan Việt Nam sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý trị giá hải quan 3 cấp theo hướng tinh gọn, chuyên sâu; một số đơn vị quản lý trị giá cấp vùng/tỉnh, thành phố và đơn vị quản lý trị giá cấp tổng cục có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị hải quan trên toàn quốc về xác định trị giá hải quan cho hàng hóa khi phát sinh vướng mắc. Đến năm 2030, tập trung quản lý trị giá tại cấp vùng/tỉnh, thành phố và cấp tổng cục; kiện toàn bộ máy chuyên sâu, có nhiệm vụ phân tích, xác định trọng điểm rủi ro về trị giá hải quan làm căn cứ để áp dụng biện pháp kiểm tra trị giá hải quan phù hợp theo đối tượng hàng hóa, DN. Hải quan Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), phân tích thông minh (BI) trong việc so sánh, đối chiếu kiểm tra trị giá kê khai với dải giá tham chiếu để xác định các trường hợp rủi ro cần kiểm tra trực tiếp trị giá. Ứng dụng công nghệ lưu trữ thông tin nhằm kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, nghiệp vụ kiểm tra trị giá được tự động hoàn toàn. Đồng thời, tự động thiết lập và đưa vào sử dụng các danh mục hàng hóa, danh sách DN có rủi ro về trị giá; tự động cảnh báo rủi ro về trị giá để lựa chọn hàng hóa, DN được đưa vào kiểm tra trị giá trong thông quan hoặc sau thông quan…
Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2025, sẽ lựa chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về trị giá hải quan tại các cấp. Trong đó, việc luân chuyển cán bộ chuyên sâu về trị giá hải quan phải bảo đảm các cán bộ đó vẫn làm việc trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành về trị giá.
(Bài 4: Những yêu cầu đặt ra để cải cách toàn diện công tác quản lý trị giá hải quan)
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông báo
15:37 | 19/12/2024 Thông báo
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics