Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn- Bài 2: Hạn chế nguồn nhân lực quản lý trị giá hải quan
Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn; Bài 1: Bảy năm “được” và “chưa được” |
Một số đơn vị không có cán bộ chuyên trách về trị giá. (Trong ảnh: hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh). Ảnh: H.Nụ |
Dù nguồn nhân lực chuyên trách làm công tác trị giá từ cấp Tổng cục tới cấp chi cục được đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng mô hình bộ máy quản lý trị giá hải quan cấp cục và chi cục còn chưa thống nhất, thậm chí một số cục hải quan tỉnh, thành phố không có cán bộ chuyên trách về trị giá. Mặt khác, theo Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) quy định về luân chuyển cán bộ công chức (CBCC) trong ngành Hải quan đang ít nhiều tác động đến hiệu quả công tác quản lý trị giá, thậm chí có nơi có lúc gây lãng phí nhân lực.
Đầy đủ tổ chức, bộ máy
Theo đánh giá, trong 7 năm thực hiện Đề án Nâng cao năng lực của hải quan trong lĩnh vực phân loại hàng hóa và trị giá hải quan (gọi tắt là Đề án 2015), cơ cấu tổ chức tại các đơn vị trong toàn ngành Hải quan đã tương đối hợp lý, bao quát được chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác này ở cả 3 cấp. Trong đó, nhân lực chuyên trách làm công tác trị giá từ cấp Tổng cục tới cấp chi cục bước đầu cơ bản đáp ứng được yêu cầu các hoạt động nghiệp vụ… Các bộ phận chức năng của hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý trị giá hải quan đang triển khai nhiệm vụ theo các quy định tại văn bản pháp quy và hướng dẫn nghiệp vụ hiện hành.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý hiện tại và trong tương lai, ngành Hải quan cần xây dựng được đội ngũ chuyên gia các cấp về trị giá hải quan, có chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực nghiệp vụ liên tục, dài hơi, có cơ chế sử dụng, luân chuyển CBCC chuyên sâu về trị giá một cách phù hợp, hiệu quả. |
Đại diện Cục Thuế XNK ghi nhận rằng, nhân lực chuyên trách làm công tác trị giá tại các cấp Tổng cục hiện nay tuổi trung bình còn trẻ, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm về xây dựng chính sách, một số là chuyên gia trong lĩnh vực trị giá của ngành, một số có khả năng tốt về ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, tại cấp cục hải quan tỉnh, thành phố đã hình thành bộ phận quản lý trị giá cấp Cục để tham mưu giải quyết vướng mắc, tổ chức tham vấn (đối với các địa phương tham vấn tại Cục), theo dõi công tác trị giá trong toàn Cục; tổ chức kiểm tra trị giá sau thông quan, quản lý rủi ro, điều tra, xác minh. Đặc biệt, tại cấp chi cục, nhân lực chuyên trách làm công tác trị giá tuổi trung bình còn trẻ, được đào tạo cơ bản, số lượng cơ bản đủ theo nhu cầu thông quan hàng hóa, có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, nắm được quy trình thông quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa và nắm được thực tế hàng hóa.
Trong công tác đào tạo, hàng năm ngành Hải quan đều lập kế hoạch đào tạo, tổ chức các lớp nghiệp vụ tổng hợp và chuyên sâu về trị giá. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tổ chức các buổi tập huấn sau khi ban hành các văn bản mới về trị giá để giới thiệu các quy định mới, lưu ý các nội dung khi tổ chức thực hiện, giải đáp các vướng mắc liên quan.
Theo đó, các lớp nghiệp vụ tổng hợp đã trang bị kiến thức cơ bản về trị giá hải quan cho CBCC mới tuyển dụng giúp cho công chức có kiến thức ban đầu, nền tảng cơ bản về nghiệp vụ giá. Đối với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu theo vị trí việc làm nói chung và về lĩnh vực trị giá hải quan đã đáp ứng một phần yêu cầu cập nhật kiến thức mới, phương pháp, kỹ năng xử lý các vấn đề cụ thể cơ bản trong hoạt động nghiệp vụ trị giá và hướng dẫn kỹ năng thực hiện, sử dụng các công cụ, phương tiện liên quan đến hoạt động nghiệp vụ.
Năm 2019 số lượng CBCC chuyên trách làm công tác trị giá tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố là 175 chỉ chiếm 2%; năm 2020 chỉ còn 163 CBCC và chỉ chiếm số lượng ít ỏi 1,86% số lượng CBCC toàn ngành và năm 2021 là 184 CBCC, chiếm 2,10% số lượng toàn ngành. Trong khi đó, năm 2019 số lượng CBCC kiêm nhiệm làm công tác trị giá tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố là 870 CBCC, đạt 9,93%; năm 2020 là 900 CBCC chiếm 10,27% và năm 2021 là 913 CBCC chiếm 10,42%. |
Từ năm 2019 đến 2021, Trường Hải quan Việt Nam cũng đã tổ chức các lớp nhằm cập nhật nội dung, quy định mới, thống nhất giải quyết các vướng mắc thực tế trong lĩnh vực xác định trị giá hàng hóa XNK; kỹ năng xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK…
Thống kê cho thấy, từ năm 2019 tới nay, toàn Ngành đã tổ chức 6 khóa đào tạo kiến thức tổng hợp dành cho 416 công chức mới tuyển dụng và công chức chưa qua đào tạo; tổ chức đào tạo chuyên sâu cho 248 công chức đang làm việc trong lĩnh vực trị giá hải quan tại các cục hải quan tỉnh, thành phố.
Một điều đáng ghi nhận khác là từ năm 2018, việc luân chuyển công chức nghiệp vụ đã tận dụng nguồn CBCC làm công tác trị giá hải quan để luân chuyển trong nghiệp vụ quản lý trị giá đã được cơ quan Hải quan thực hiện đúng theo chủ trương. Song song đó, tại các cục hải quan tỉnh, thành phố cũng đã chú trọng hơn đến việc luân chuyển CBCC trị giá, đồng thời sắp xếp công chức có kiến thức kinh tế vào làm công tác quản lý trị giá hải quan.
Vẫn thiếu, yếu và chưa hợp lý
Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, đứng trên bình diện toàn ngành, hiện tại ngành Hải quan có trên 500 CBCC đang trực tiếp thực hiện các công việc quản lý trị giá hải quan từ Tổng cục đến các chi cục. Riêng đối với Cục Thuế XNK, với vai trò là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa XNK, trong đó bao gồm công tác quản lý trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK, hiện có một bộ phận chuyên trách là Phòng Trị giá hải quan. Tuy nhiên, hiện nay Phòng Trị giá hải quan chỉ có vỏn vẹn 15 công chức và đều được đào tạo trình độ cơ bản chuyên ngành kinh tế, ngoại thương, nhưng chưa có người nào có kinh nghiệm làm việc thực tế về trị giá hải quan tại cấp chi cục hoặc cấp cục, cũng như chưa được luân chuyển làm việc ở các lĩnh vực khác có liên quan như thu thập thông tin (quản lý rủi ro hoặc điều tra, chống buôn lậu), thủ tục hải quan (giám sát quản lý), kiểm tra trị giá (kiểm tra sau thông quan).
Đối với các đơn vị khác trong Tổng cục Hải quan, ngoài Cục Thuế XNK, còn có các đơn vị tham gia vào công tác quản lý trị giá hải quan như: Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý rủi ro, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan.
Tại các cục hải quan tỉnh, thành phố, bộ phận tham mưu giúp cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện công tác quản lý trị giá hải quan là Phòng Thuế XNK (hoặc Phòng Nghiệp vụ); công tác kiểm tra đối với DN thuộc nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra sau thông quan, một số cục hải quan có chi cục kiểm tra sau thông quan và bộ phận thanh tra chuyên ngành. Hiện tại có 9 cục hải quan tỉnh, thành phố có Phòng Thuế XNK và 26 cục hải quan tỉnh, thành phố có Phòng Nghiệp vụ. 18 cục hải quan tỉnh, thành phố có chi cục kiểm tra sau thông quan.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy, số lượng công chức có chuyên môn, kinh nghiệm về quản lý trị giá hải quan tại các địa phương hiện chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số biên chế và ngày càng có xu hướng giảm do luân chuyển sang làm nhiệm vụ thuộc chuyên môn khác hoặc giảm tự nhiên (hết tuổi lao động, chuyển ngành, thôi việc).
Điển hình theo phản ánh tại Cục Hải quan Hà Nội chỉ có 22 CBCC chuyên trách; Cục Hải quan TPHCM là 37 CBCC chuyên trách; Cục Hải quan Hải Phòng là 29 CBCC chuyên trách. Trong đó, Theo đại diện Cục Hải quan TPHCM thì hiện số lượng CBCC kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý giá tại đơn vị chiếm tới khoảng 9% số lượng CBCC của toàn Cục (từ 160-190 CBCC). Hay tại Cục Hải quan Hà Nội hiện có khoảng 120 CBCC kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý giá tại đơn vị.
Mặc dù, năm 2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-TCHQ về tiêu chí, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng quản lý và sử dụng chuyên gia về trị giá hải quan và chuyên gia về phân loại hàng hóa, nhưng tới nay chưa được lập danh sách chính thức các chuyên gia trị giá; mặt khác các đơn vị nghiệp vụ, đơn vị hải quan địa phương chưa sử dụng đúng số các CBCC được đánh giá là “chuyên gia trị giá”.
Để “lấp chỗ trống”, nhiều địa phương phải sử dụng cán bộ lãnh đạo, công chức làm công tác giá chưa đúng chuyên môn, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Thậm chí có nơi còn sử dụng công chức làm công tác trị giá là người được đào tạo chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán hoặc ngoại thương. Ngoài ra, do công tác tổ chức bộ máy còn bất cập nên nhiều công chức trị giá còn kiêm nhiệm nghiệp vụ khác, không đủ thời gian để nghiên cứu sâu và xử lý các công việc trong lĩnh vực quản lý trị giá hải quan (trừ Hải quan Hải Phòng, TPHCM, Hà Nội…), không thể dành hết thời gian làm việc cho công tác quản lý lĩnh vực này.
Điển hình, theo phản ánh của Cục Hải quan Nghệ An, hiện đơn vị không có công chức chuyên trách về trị giá, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu nghiệp vụ. Không riêng gì Nghệ An, một số Cục Hải quan: Bình Phước, Quảng Nam, Hà Nam Ninh, Cà Mau, Gia Lai Kon Tum, Long An, Khánh Hòa, Cần Thơ... cũng trong tình trạng không có công chức chuyên trách về trị giá.
Điều khiến những người trực tiếp làm công tác quản lý trị giá băn khoăn là hiện nay chương trình đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực của CBCC trị giá. Chương trình chuyên sâu chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục dẫn đến tỷ lệ công chức được bồi dưỡng chuyên sâu quá thấp so với nhu cầu công việc và so với tổng biên chế của Ngành.
Một công chức tại Cục Hải quan Lạng Sơn cho rằng, điều khiến những người làm công tác quản lý trị giá hải quan băn khoăn nhiều nhất hiện nay vẫn là hiện trạng luân chuyển, bố trí sử dụng CBCC. Dù biết, thực hiện chủ trương và nguyên tắc quản lý CBCC, công tác luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác thường xuyên áp dụng đối với các công chức ở các cấp, các đơn vị hải quan, nhưng cũng đề nghị các cấp có hướng không xem xét luân chuyên công chức có kinh nghiệm, trình độ quản lý trị giá hải quan để đảm bảo tính chuyên sâu cho lĩnh vực này.
Nói về những hạn chế này, theo một công chức nhiều năm phụ trách công tác quản lý giá tại Cục Thuế XNK cho rằng, công tác quản lý trị giá hải quan là một lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ đòi hỏi CBCC Hải quan phải được cung cấp đầy đủ thông tin và được trang bị đầy đủ kiến thức về ngành hàng, kế toán DN, thương mại quốc tế, vận tải quốc tế và nhất là phải có kinh nghiệm thực tế qua nhiều thời gian làm việc. Nhưng do quy định hiện hành về luân chuyển CBCC, nhiều CBCC tại các chi cục, cục hải quan có kinh nghiệm, kiến thức, năng lực quản lý trị giá sau một thời gian làm việc về lĩnh vực này khoảng từ 2-3 năm lại phải luân chuyển sang vị trí công tác khác, thậm chí không liên quan đến quản lý trị giá (tài vụ, văn phòng, chống buôn lậu); ngược lại, nhiều CBCC hoàn toàn thiếu kiến thức lại được phân công, luân chuyển làm công tác quản lý trị giá, nhiều CBCC mới được tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu do cần có thời gian tiếp cận, trau dồi kiến thức… Vô hình đã khiến số lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách về trị giá giảm xuống so với trước đây, gây lãng phí nhân lực và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý trị giá trong toàn Ngành.
(Bài 3: Xây dựng mô hình quản lý trị giá phù hợp)
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan chuẩn bị các điều kiện sắp xếp, tổ chức bộ máy
09:13 | 11/12/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan thành lập Ban Chỉ đạo về sắp xếp tổ chức bộ máy
20:55 | 05/12/2024 Hải quan
Chính thức triển khai Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
15:33 | 05/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics