Có hiện tượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của DNNN chỉ nhắm vào đất vàng
Có hiện tượng lộ thông tin đấu giá khiến giá đất tăng cục bộ, phá vỡ quy hoạch | |
Phấn đấu đạt nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn | |
Giá bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa |
Quang cảnh Hội thảo. |
Nhiều DN chưa hoàn thành cổ phần hóa, thoái vốn
Phát biểu khai mạc Hội thảo Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa (CPH) DNNN đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại DN do Tạp chí Tài chính phối hợp cùng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức sáng 17/5, ông Phạm Văn Hoành, Tổng biên tập Tạp chí Tài chính cho biết, trong thời gian qua, việc cơ cấu lại DNNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo đó, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015. Mặc dù số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.
Công tác CPH, thoái vốn nhà nước tại DN có vốn nhà nước đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị DN và hoạt động hiệu quả hơn so với trước, tạo nguồn thu cho ngân sách; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiều mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt được kết quả như mong muốn, còn nhiều DN chưa hoàn thành CPH, thoái vốn; tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các DN sau khi CPH vẫn còn cao, chưa đạt mục tiêu thay đổi phương thức quản trị DN.
DNNN nói chung vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với nguồn lực được giao, vẫn còn nhiều DNNN chưa thực sự đổi mới căn bản về quản trị DN, thay đổi tư duy quản lý, hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc công khai minh bạch tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh còn hạn chế; việc xử lý các tồn tại, yếu kém của DNNN và DN có vốn nhà nước vẫn chưa dứt điểm, triệt để...
Với những hạn chế nói trên, ông Phạm Văn Hoành nhấn mạnh, việc đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội, việc đánh giá lại các kết quả đạt được, nhận diện những điểm nghẽn trong quá trình CPH DN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại DN thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng.
CPH, thoái vốn vẫn chưa đảm bảo được về “chất”
Thông tin về vấn đề này, ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, đã có 180 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 180 DN đã CPH chỉ có 39/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt 30% kế hoạch. Về thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - 2020 đạt 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng.
CPH, thoái vốn chưa đạt mục tiêu đề ra có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của DNNN chưa thống nhất dẫn tới lúng túng trong hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện; đa số các tập đoàn, tổng công ty chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ CPH...
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT, CPH, thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020 mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về tiến độ và số lượng. Đồng thời, CPH, thoái vốn vẫn chưa đảm bảo được về “chất” và còn tồn tại các vấn đề về hậu CPH.
Cụ thể, vẫn còn trường hợp nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần của DNNN chỉ nhằm mục đích chính là bất động sản và những khu đất vàng của DN hơn là nhằm vào thương hiệu hoặc ngành kinh doanh chính của DN. Khi đã nắm được DN là tìm cách chuyển nhượng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để kinh doanh kiếm lời, không tập trung vào đầu tư phát triển DN theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Bên cạnh đó, công tác đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán sau CPH của công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch của quá trình hậu CPH.
Công tác quyết toán CPH chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số DN CPH dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần, ảnh hưởng đến quá trình thoái vốn tại DN.
Không CPH, thoái vốn bằng mọi giá
Kiến nghị một số giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH, thoái vốn giai đoạn tới, ông Lê Mạnh Hùng cho rằng, cần thay đổi nhận thức, quan điểm về chủ trương CPH, thoái vốn DNNN, trong đó, không CPH, thoái vốn bằng mọi giá mà cần theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi tối đa vốn Nhà nước.
Cùng với đó, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN thông qua việc sớm ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 và xây dựng, triển khai Đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Đồng thời, đổi mới phương thức CPH, thoái vốn DNNN; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới DNNN khi đánh giá, xếp loại người đứng đầu hoặc xếp loại DN; DNNN cần chủ động hơn, quyết liệt hơn trong công tác sắp xếp, đổi mới DN.
Để thúc đẩy quá trình CPH, thoái vốn thời gian tới, ông Phạm Văn Đức cho biết, Bộ Tài chính đề xuất nhiều giải pháp. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các DN thuộc thành phần kinh tế khác; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại DN.
Đồng thời, sắp xếp lại khối DNNN, chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các DN yếu kém, thua lỗ; xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho DN gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quyền lực, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại DNNN, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN; rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị DN khi thực hiện CPH, thoái vốn.
Tin liên quan
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Masan High-Tech Materials thoái vốn thành công tại H.C.Starck
15:39 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics