Chủ động áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
Ảnh minh họa: Internet |
Mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới
Bộ Tài chính cho biết, theo nguyên tắc áp dụng, Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam là nước chủ yếu nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, theo đó sẽ bị ảnh hưởng bởi Thuế tối thiểu toàn cầu.
Trước bối cảnh các quốc gia có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam đã có kế hoạch áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu để giành quyền thu thuế và các quốc gia nhận vốn đầu tư tương tự như Việt Nam đã và đang nghiên cứu chính sách ứng phó, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trước tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam thông qua việc ban hành văn bản quy định việc áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.
Việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới gồm: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung; tăng cường hội nhập quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Theo đó, việc các nước ban hành các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài khiến cho hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận diễn ra ngày càng phức tạp. Các doanh nghiệp đã lợi dụng các cơ hội để chuyển lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp hơn, từ đó xảy ra tình trạng thất thu thuế. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế.
Đối tượng áp dụng của chính sách gồm: Công ty thành viên, Công ty mẹ tối cao của Tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao ít nhất hai trong số bốn năm tài chính ngay trước năm tính thuế tương đương 750 triệu EUR trở lên, trừ các trường hợp sau: các tổ chức của chính phủ; tổ chức quốc tế; tổ chức phi lợi nhuận; quỹ hưu trí; quỹ đầu tư là Công ty mẹ tối cao; tổ chức đầu tư bất động sản là Công ty mẹ tối cao; tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên.
Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ có khoảng 122 Tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu nếu Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ năm 2024 (sau khi đã loại trừ các trường hợp không phải áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu). Theo đó, nếu các quốc gia khác đều áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng trên 14.600 tỷ đồng
Việt Nam chủ động ứng phó đối với đề xuất Thuế tối thiểu toàn cầu
Về quan điểm xây dựng nghị quyết, Bộ Tài chính cho biết, chủ trương và các chính sách của Việt Nam chủ động ứng phó đối với đề xuất Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và trước hết, phù hợp với chủ trương, giải pháp của Đảng về hoàn thiện chính sách thu, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.
Việt Nam ủng hộ và chủ động áp dụng quy định Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp bổ sung thuế tại Việt Nam.
Do Thuế tối thiểu toàn cầu chỉ áp dụng với một nhóm đối tượng, nên cần tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi thuế hợp lý đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thuế tối thiểu toàn cầu.
Mục tiêu của việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là tuân thủ theo hướng dẫn tại các văn bản, tài liệu quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD; bảo đảm chính sách minh bạch, rõ ràng, tạo thuận lợi trong thực hiện, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế; mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế.
Bộ Tài chính đã xây dựng hai chính sách cơ bản của Nghị quyết này, theo đó, chính sách 1 quy định Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và chính sách 2 quy định Tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR).
Cụ thể, cách xác định QDMTT như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận vượt ngưỡng) + Thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được xác định bằng 0 (không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn) trong một năm tính thuế nếu Công ty thành viên hoặc tập hợp các Công ty thành viên trong năm tính thuế liên quan đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: doanh thu bình quân theo quy định GloBE tại Việt Nam dưới 10 triệu EUR; thu nhập bình quân theo GloBE tại Việt Nam dưới 1 triệu EUR hoặc lỗ.
Cách xác định Tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) như sau: Tổng thuế bổ sung tại một nước = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận vượt ngưỡng) + Thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có) – Thuế bổ sung nội địa đạt chuẩn (nếu có).
Thuế bổ sung của Công ty thành viên sẽ được xác định cho mỗi Công ty thành viên của một nước có Thu nhập GloBE trong năm tính thuế được đưa vào khi tính Thu nhập ròng theo quy định GloBE tại nước đó theo công thức sau:
Thuế phân bổ cho Công ty mẹ từ thuế bổ sung của Công ty thành viên chịu thuế suất thấp bằng số Thuế bổ sung của Công ty thành viên chịu thuế suất thấp theo quy định GloBE nhân với tỷ lệ sở hữu thu nhập của Công ty mẹ đối với Công ty thành viên chịu thuế suất thấp trong năm tính thuế.
Thuế bổ sung của Công ty thành viên tại một nước được xác định bằng 0 (không chịu thuế bổ sung) trong một năm tính thuế nếu Công ty thành viên hoặc tập hợp các Công ty thành viên trong năm tính thuế liên quan đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: doanh thu bình quân theo quy định GloBE tại Việt Nam dưới 10 triệu EUR; thu nhập bình quân theo GloBE tại Việt Nam dưới 1 triệu EUR hoặc lỗ.
Tin liên quan
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics