Thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều phương diện
Thưa ông, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đang được thực hiện như thế nào tại khối các nước chủ yếu có vốn đầu tư ra nước ngoài và khối các nước chủ yếu tiếp nhận vốn đầu tư từ nước ngoài?
Các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài, về cơ bản, sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước, vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông,…
Trong đó, các nước thuộc Liên minh châu Âu, các nước châu Âu không phải thành viên của EU như Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Na Uy và các nước châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.
Riêng Hoa Kỳ đã nâng mức thuế suất tối thiểu của Cơ chế thuế tối thiểu hiện hành của Mỹ từ 10,5% lên 21% và sửa đổi các quy tắc liên quan để phù hợp với các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, tương tự như Việt Nam đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có việc áp dụng quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của công ty thành viên có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính.
Đồng thời các nước này cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính để giữ chân các DN FDI thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới. Cụ thể: Indonesia áp dụng Quy định IIR từ năm 2024 và UTPR từ năm 2025. Malaysia áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Thái Lan áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025.
Ngoài ra, Thái Lan đề xuất thu thuế bổ sung thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn và thực hiện phân bổ 50% - 70% nguồn thu thuế bổ sung này sang Quỹ Hỗ trợ công nghiệp trọng điểm thuộc Đạo luật tăng cường cạnh tranh. Quỹ này sẽ hỗ trợ các DN một phần do thực hiện việc điều chỉnh tăng thuế tối thiểu toàn cầu.
Trung Quốc thì chưa xác định thời gian bắt đầu áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu. Các nước châu Phi cũng muốn ban hành quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn. Do đó, tại Diễn đàn quản lý thuế châu Phi đã phát triển phương pháp tiếp cận đề xuất để soạn thảo luật thuế bổ sung tối thiểu trong nước.
Ưu đãi thuế, phí vẫn luôn là một trong những công cụ quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam. Vậy việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của Việt Nam?
Trong quá trình nghiên cứu, Tổng cục Thuế đã đưa ra nhận định và đánh giá, thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều phương diện như:
Thứ nhất, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ khiến các chính sách ưu đãi thuế hiện tại của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư là các tập đoàn, công ty đa quốc gia (MNE) thuộc đối tượng áp dụng. Đây chính là vấn đề có thể ảnh hưởng tới việc thu hút và mở rộng đầu tư chất lượng cao từ phía các tập đoàn MNE - những DN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đồng thời, thuế tối thiểu toàn cầu cũng gây ra tác động không nhỏ tới các DN vệ tinh của các Tập đoàn MNE cũng như có thể dẫn đến việc chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang quốc gia khác có chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn.
Việc thiếu vắng các Tập đoàn MNE lớn cũng như các DN vệ tinh sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư và vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên quốc tế.
Thứ hai, ngoài sự đóng góp về vốn đầu tư cũng như tạo việc làm cho người lao động, các DN FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực trong nước, xây dựng các hệ sinh thái ngành, đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng là công nghiệp hỗ trợ, kết nối DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để góp phần phát triển công nghiệp Việt Nam.
Theo đó, việc chuyển dịch đầu tư từ các DN FDI lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia của Việt Nam.
Thứ ba, các Tập đoàn MNE (ví dụ như Samsung - Hàn Quốc) trong những năm vừa qua đã đóng góp nhiều vào tăng trưởng xuất khẩu và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vì vậy thuế tối thiểu toàn cầu cũng sẽ có tác động trên cả phương diện này.
Thứ tư, qua khảo sát cho thấy, chính sách và quy định không rõ ràng, khó khăn về thủ tục hành chính và thủ tục visa là những rào cản lớn để DN nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, khó khăn về thủ tục hành chính là yếu tố lớn nhất (chiếm 70%) mà Việt Nam cần phải cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, cải thiện về thủ tục visa và cho phép chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng ngày càng quan trọng, chiếm 47% những yếu tố để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là các yếu tố về phát triển cơ sở hạ tầng (chiếm 53%), phát triển, đào tạo nguồn nhân lực (chiếm 35%), phát triển về tăng trưởng xanh (chiếm 29%).
Đặc biệt, yếu tố ưu đãi về thuế thu nhập DN đứng gần cuối danh sách những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài (chỉ chiếm 28%). Như vậy, việc thay đổi chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu chỉ là một phần trên phương diện các chỉ số xếp hạng tín nhiệm quốc gia, những yếu tố khác liên quan tới cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần được chú trọng hơn.
Tổng cục Thuế đã có những đề xuất cụ thể gì về chính sách thuế để thích ứng với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 tới đây, thưa ông?
Theo hướng dẫn của OECD, để áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì các nước cần quy định vào trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp. Thuế tối thiểu toàn cầu là quy định về thuế thu nhập DN.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Quốc hội “quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”. Vì vậy, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cần phải trình Quốc hội xem xét, quy định.
Hiện nay, Tổng cục Thuế là đơn vị được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề này. Theo đó, Tổng cục Thuế đã tham mưu cho Bộ Tài chính tổ chức và phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, từ đó phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp để báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội các phương án triển khai.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tăng cường công tác tham mưu cho Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các văn bản của Quốc hội, Chính phủ quy định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo đúng hướng dẫn của OECD (như: quy định mẫu, tài liệu diễn giải, hướng dẫn hành chính, hướng dẫn quy định miễn trừ và giảm phạt và các văn bản quy định chi tiết khác do Diễn đàn hợp tác chung OECD/G20 về quy định chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ban hành), trong đó, tập trung đề xuất áp dụng quy định về bổ sung thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR).
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX hội kiến Chủ tịch nước Cuba
17:23 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay giúp giảm chi phí tuân thủ
14:50 | 13/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng cục Thuế quyết tâm sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy
21:08 | 12/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử
19:47 | 11/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
20:36 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics