Chênh lệch giá cao, buôn lậu vàng làm “nóng” vùng biên
Kiên Giang: Buôn lậu chuyển hướng đường biển | |
Biên phòng, Hải quan Tịnh Biên phối hợp bắt vụ buôn lậu gần 3 kg nghi vàng | |
Bắt chủ tiệm vàng liên quan đến đường dây buôn lậu |
Vụ buôn lậu 5 cây vàng do Hải quan và Biên phòng cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang phối hợp bắt giữ. Ảnh: T.Tuấn |
“Xách tay” vài ký vàng qua biên giới
Sau khi vụ buôn lậu 51 kg vàng 9999 qua biên giới An Giang bị các lực lượng chức năng triệt phá vào cuối năm 2020, đồng thời liên tiếp bắt giữ trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh và nhiều đối tượng trong đường dây này, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới An Giang và nhiều tỉnh biên giới Tây Nam lắng xuống. Tuy nhiên, thời gần đây, tình trạng này bắt đầu nóng trở lại, cơ quan chức năng liên tục bắt nhiều vụ vận chuyển vàng với số lượng lớn.
Mới đây, ngày 27/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương (Cục Hải quan An Giang) và Tổ công tác kiểm soát cửa khẩu đường bộ thuộc Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, phát hiện Nguyễn Văn Nghiệp (sinh năm 1982, thường trú ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), điều khiển môtô không biển kiểm soát, phía sau chở 2 giỏ xách chứa hơn 2,2 kg trang sức màu vàng (nghi là vàng), ước trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Nghiệp khai nhận vận chuyển thuê số hàng hóa trên cho ông Phạm Hải Đường (sinh năm1978, thường trú tại xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu).
Với hơn 100 km tiếp giáp với nước bạn Campuchia, tuyến biên giới An Giang thường được xác định là điểm nóng vận chuyển hàng lậu, trong đó có mặt hàng vàng. Trước đó, ngày 9/9, Tổ công tác Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên (Cục Hải quan An Giang) kiểm tra, phát hiện một xe ô tô tải, biển kiểm soát 67L - 9350 đi từ hướng cổng nhập số 1 (hướng từ Campuchia về Việt Nam) phát hiện cất giấu hơn 2,8 kg vàng trang sức các loại. Cũng tại cửa khẩu Tịnh Biên, vào hồi tháng 5/2021, lực lượng Biên phòng phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên phát hiện bà Huỳnh Thị Nguyên dùng xe mô tô hai bánh cất giấu 5 miếng vàng 9999 và 1.040.000 Riel (tiền Campuchia). Đối tượng Huỳnh Thị Nguyên khai số vàng và ngoại tệ nêu trên được một người Campuchia thuê vận chuyển về Việt Nam đưa lại cho bà Sáu Hưởng tại tiệm vàng Sáu Hưởng (khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Tương tự, trên tuyến biên giới Tây Nguyên thời gian gần đây cũng đã xuất hiện tình trạng vận chuyển trái phép vàng qua biên giới. Cụ thể, ngày 21/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã chủ trì đã phát hiện, bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 0,65kg vàng từ Lào về Việt Nam. Đối tượng Nguyễn Thị Vui (sinh năm 1956, ngụ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) khai mua số vàng này tại khu vực Mường Cầu, tỉnh Attapư (Lào) để mang về Việt Nam làm vốn kinh doanh. Trước đó, vào tháng 8, tại cửa khẩu này cũng đã phát hiện một người đàn ông vận chuyển trái phép 1,7kg vàng từ Lào về Việt Nam. Người này khai được thuê vận chuyển số vàng trên cho một phụ nữ từ Mường Cầu về Việt Nam với tiền công là 200.000 kíp Lào.
Cách nào hạ nhiệt?
Tình trạng buôn lậu vàng từ nước ngoài về Việt Nam đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm qua do mức chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho biết, Hội đồng vàng thế giới đánh giá, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới từ khoảng 2% trở lên là sẽ phát sinh hiện tượng nhập lậu vàng. Trong khi tại Việt Nam, mức chênh lệch này hiện lớn hơn rất nhiều và ngày càng nới rộng. Thậm chí gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 9 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và gần 3 triệu đồng/lượng đối với vàng trang sức.
Trong khi đó, việc nhập lậu vàng được thực hiện khá dễ dàng vì kích thước nhỏ gọn, trị giá cao. 1 kg vàng chỉ tương đương với 1 chiếc điện thoại di động, nên các đối tượng rất dễ cất giấu. Chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu vàng cũng ở mức rất nhẹ so với khoản tiền lời có thể kiếm được nếu vận chuyển trót lọt.
Do đó, theo lời ông Khánh, số vàng lậu bị bắt giữ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong “tảng băng chìm” của hoạt động buôn lậu vàng thời gian qua. Mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực triệt phá một số đường dây, song đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao hơn rất nhiều so với giá thế giới.
Lý giải về mức chênh lệch này, ông Khánh cho biết, thị trường vàng trong nước đã “đóng cửa” suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung – cầu. Kể từ khi Nghị định 24 được ban hành, không có DN nào được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng không nhập khẩu vàng để Công ty SJC gia công vàng miếng SJC.
Trong khi đó, cả ba nước lân cận với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc đều mở cửa thị trường vàng. Đặc biệt tại Lào và Campuchia việc mua bán vàng rất dễ dàng, thuận tiện. “Mỗi năm Campuchia nhập khẩu 40-50 tấn vàng, trong khi dân số chỉ khoảng 15 triệu người. Nguồn cung dồi dào, giá lại rẻ nên các đối tượng sẽ tìm mọi cách để vận chuyển vàng về Việt Nam bán kiếm lời” – ông Khánh cho biết.
Do đó, ông Khánh kiến nghị NHNN nên cho phép DN nhập khẩu vàng nguyên liệu để làm vàng nữ trang.
“Hiện chúng ta có nguồn ngoại tệ dồi dào do xuất siêu và dự trữ ngoại hối cũng ở mức khoảng 100 tỷ USD. Do đó, Việt Nam hoàn toàn đủ nguồn lực để nhập khẩu vàng nguyên liệu, qua đó thu hẹp mức chênh lệch với giá thế giới” – ông Khánh cho hay. Khi mức chênh lệch giá bị thu hẹp, tự khắc tình hình buôn lậu sẽ hạ nhiệt.
Thêm vào đó, việc cho phép nhập khẩu vàng còn mở ra cơ hội cho các DN sản xuất vàng nữ trang để xuất khẩu. Bởi trình độ tay nghề thợ kim hoàn Việt Nam được đánh giá rất cao so với các nước khác. Tuy nhiên, lâu nay Việt Nam đã bỏ mặc thị trường này cho các nước khác khai thác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan…, thậm chí nhiều nước còn thu hút thợ kim hoàn của Việt Nam sang làm việc và xuất khẩu mỗi năm hàng chục triệu USD mặt hàng nữ trang.
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics