Chậm giải ngân vốn đầu tư công làm “nóng” nghị trường Quốc hội
Toản cảnh họp thảo luận ngày 30/10 tại hội trường Quốc hội |
Gia tăng tình trạng có tiền không tiêu được
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) đánh giá: Đầu tư công giảm, giải ngân vốn đầu tư công chậm và một số công trình kết cấu hạ tầng chậm tiến độ là nội dung "biết rồi nói mãi".
Năm nào các nội dung này cũng được Chính phủ đề cập trong phần hạn chế, yếu kém. Cho dù biết đây là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng điều lạ là cho dù đã thấy và cũng đã chỉ đạo kiên quyết nhưng càng khắc phục thì kết quả càng tồi tệ hơn, điển hình là tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) phân tích: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, tình trạng có tiền không tiêu được có xu hướng gia tăng, năm sau chậm hơn năm trước. 9 tháng đầu năm nay, giải ngân còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, đạt 49% kế hoạch.
Đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) cũng cho rằng: Phân bổ nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách Trung ương còn chậm, kéo dài, gây lãng phí nguồn lực, nhất là các công trình, dự án giao thông ở một số địa phương đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chưa được nhận vốn từ Trung ương.
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội thì tỷ lệ giải ngân đến nay mới chỉ đạt 49,1% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ giao. Nếu so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân còn thấp, trong đó giải ngân vốn trong nước đạt 52,6%, riêng vốn trái phiếu của Chính phủ mới đạt có 26,2%, khả năng giải ngân hết vốn năm 2019 là rất khó khăn.
“Tôi cho rằng nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm trễ nêu trên vẫn tập trung vào một số yếu tố như chuẩn bị dự toán đầu tư, giao dự toán chậm, giải phóng mặt bằng khó khăn, việc bố trí, phân bổ ngân sách Trung ương cũng còn chậm, dàn trải. Các vấn đề này kéo dài nhiều năm nhưng chưa có biện pháp khắc phục thật sự quyết liệt khiến hiệu quả giải ngân cũng còn thấp”, đại biểu Hà Thị Minh Tâm nói.
Khắc phục yếu kém trong lập kế hoạch
Báo cáo của Chính phủ dành gần 6 trang để phân tích nguyên nhân của tình trạng chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công, tán đồng cao các nội dung trong báo cáo, theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, điều đầu tiên cần làm là phải khắc phục yếu kém trong công tác lập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch đầu tư.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 30/10 |
Luật Đầu tư công cũ và mới đều quy định khi trình Quốc hội phải có danh mục, mức vốn cho từng dự án nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Việc thiếu danh mục, mức vốn cho thấy đến tháng 10 của năm trước năm kế hoạch chưa biết sẽ phân bổ cho dự án nào, bao nhiêu tiền. Điều này đương nhiên sẽ dẫn tới chậm trễ trong phân bổ, giao vốn, tất yếu dẫn đến giải ngân vốn chậm, đồng thời tạo thành một khoảng tối không minh bạch trong phương án trình, thiếu căn cứ để Quốc hội thảo luận.
Nhiều công trình thiếu vốn, trong khi nhiều công trình không thể giải ngân hết kế hoạch vốn cho thấy việc lập kế hoạch không sát, không theo dõi tổng hợp sát sao để điều chỉnh vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đặc biệt lãng phí vốn ODA không giải ngân được, không dùng nhưng vẫn phải trả phí cam kết.
Cũng theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, cải thiện công tác dự báo, công tác lập, giao kế hoạch và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư là cốt lõi để khắc phục giải ngân vốn chậm.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận đặt vấn đề, giải ngân vốn đầu tư công chậm là điệp khúc năm nào cũng được nhắc lại trong các báo cáo. Tuy nhiên, việc khắc phục chậm là do thắt chặt thủ tục đầu tư, do công khai, minh bạch, do kết quả chống tham nhũng thời gian gần đây đạt kết quả tốt, làm mất động lực của các chủ đầu tư hay chưa thỏa thuận được tỷ lệ ăn chia hay còn vì lý do gì khác? Điều này cần được Chính phủ làm rõ, không để có dư luận không hay, không tốt trong đầu tư công.
Đại biểu Hà Thị Minh Tâm góp ý thêm: Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát tổng thể việc thực hiện các dự án đầu tư công đã có chủ trương phê duyệt và đang thực hiện để đánh giá hiệu quả, tính cấp bách của các dự án, trên cơ sở đó quan tâm, ưu tiên phân bổ vốn kịp thời, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp.
Ngoài ra, cần sớm đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình giao thông, các dự án công trình nhà máy phục vụ sản xuất lớn, có khả năng thu hồi vốn nhanh và có tiềm năng đóng góp ngân sách cho nhà nước…
Tin liên quan
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
09:41 | 12/11/2024 Tài chính
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics