Cải cách kiểm tra chuyên ngành- những thách thức cần vượt qua
![]() |
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy |
Theo bà, với nội dung tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu có đáp ứng được mục tiêu cải cách của Chính phủ về công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu hay không?
Để trả lời câu hỏi này cần phải trở lại với thực trạng vướng mắc DN phản ánh trong nhiều năm qua với công tác KTCN.
Những khó khăn mà DN đã kiến nghị là rất nhiều và Chính phủ cũng đã nhận diện rõ. Đó là câu chuyện nhiều mặt hàng thuộc diện KTCN phải chịu nhiều đầu mối quản lý của bộ, ngành khiến kéo dài thời gian, chi phí thực hiện và tuân thủ. Rồi KTCN hiện nay vẫn phần lớn tiến hành theo từng lô thay vì kiểm tra theo mặt hàng kết hợp thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phản ánh nhiều về việc những quy trình, thủ tục KTCN hiện tại còn thiết kế chưa hợp lý, quy trình thủ tục giấy tờ còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho DN.
Mặt khác, vì nhiều đầu mối của các cơ quan khác nhau cùng tham gia vào quá trình quản lý này nên một DN phải tương tác trên rất nhiều hệ thống CNTT để có thể thực hiện và hoàn thiện thủ tục phục vụ công tác KTCN.
Với những thực trạng như thế có thể thấy định hướng chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách công tác KTCN theo hướng giao cơ quan Hải quan là một đầu mối kèm theo rất nhiều cải thiện về biện pháp, phương thức thực hiện là kỳ vọng rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ phần lớn khó khăn trong công tác KTCN hiện nay.
Nhiều ý kiến băn khoăn nếu tập trung vào một đầu mối là Hải quan và giao việc KTCN cho Hải quan trong khi năng lực kiểm tra đang nằm ở các bộ, và việc kết nối cổng thông tin quốc gia của 13 bộ, ngành vẫn còn tình trạng rời rạc, sẽ tạo rủi ro cho phía Hải quan cũng như cơ quan quản lý. Bà có thể phân tích rõ hơn vấn đề này?
Trong quá trình tham gia dự thảo từ lúc chỉ là ý tưởng cho tới hình thành các dự thảo về khung pháp lý, chúng tôi thấy rằng các quan ngại này có xuất hiện trong các cuộc trao đổi của bộ, ngành với cơ quan Hải quan. Tuy nhiên cách thức thiết kế trong dự thảo tôi cho rằng đã và đang khắc phục được lo lắng này.
Thứ nhất, cơ quan Hải quan không làm thay hoạt động đánh giá tính phù hợp của hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Hải quan đóng vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện và điều phối, còn các cơ quan, tổ chức đã được các bộ, ngành chỉ định thực hiện KTCN vẫn tiếp tục hoạt động và được công bố công khai, minh bạch tên các đơn vị đạt chất lượng để cho DN có quyền lựa chọn của mình. Như thế các bộ ngành hoàn toàn yên tâm về các hệ thống đã đánh giá, đã chỉ định, sàng lọc bao năm qua, hệ thống đó vẫn duy trì, chỉ khác cơ quan đầu mối mang tính điều phối, tổ chức tại cửa khẩu nhập khẩu là tại một cơ quan Hải quan.
Thứ hai, công tác triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia ở các bộ, ngành còn khá khác nhau, với tình trạng này và bài toán vẫn nằm trong tay từng bộ, ngành thì DN vẫn phải đi gõ cửa từng kênh, từng khâu và vẫn tiếp tục phản ánh khó khăn do tiến trình cải cách không đồng bộ giữa các bên. Nếu đưa về một đầu mối và minh bạch thì những vấn đề khó, vướng, không đồng bộ DN có thể phản ánh đến một địa chỉ duy nhất để thúc đẩy cải thiện. Khi đó Bộ Tài chính (cơ quan Hải quan) phải chịu áp lực rất nhiều, vì họ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về mọi câu chuyện trước đây của các bộ, ngành, bây giờ một cơ quan phải chịu trách nhiện đứng mũi chịu sào. Khi đó vừa là cái khó, vừa là thách thức cho cơ quan Hải quan nhưng đồng thời cũng là mặt thuận để có thể tiến được bước thật xa trong tiến trình cải cách.
Để triển khai những nội dung cải cách tại dự thảo Nghị định vào thực tế, đâu là điểm nút thắt cần được tháo gỡ, thưa bà?
Hiện tại trong công tác quản lý hàng hóa thuộc diện KTCN, các bộ ngành vừa ban hành chính sách quản lý vừa tổ chức thực hiện, nếu thực hiện theo định hướng cải cách gần như điều chuyển một nửa chức năng, nhiệm vụ đó sang một cơ quan mới. Các bộ, ngành có tâm lý chưa yên tâm. Để ủng hộ Chính phủ thực hiện quyết sách lớn cần phải vượt qua khúc mắc này.
Thứ hai tư duy của các bộ, ngành từ trước tới giờ vẫn tập trung vào hoạt động tiền kiểm, tức là hàng nhập khẩu sẽ tiến hành làm thủ tục KTCN với các bộ, sau đó mới đến bước của cơ quan Hải quan và tùy mặt hàng sẽ có khâu phía sau là khâu hậu kiểm. Dù có những quy định nhất định ở phần hậu kiểm tuy nhiên thực tiễn triển khai chưa thực sự được sâu sát.
Với cách thiết kế mới thì vai của các bộ, ngành là xây dựng, điều chỉnh các cơ chế chính sách để quá trình nhập khẩu được quản lý thật hiệu quả và bằng vai trò của cơ quan đầu mối là Hải quan, sau đó các bộ sẽ tiến hành hậu kiểm sau khi hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Ở khía cạnh này nếu các bộ, ngành không quyết tâm, quyết liệt và không thực sự nâng cao năng lực quản lý theo hướng kiểm tra sau thì đây cũng là rào cản lớn cho công tác cải cách.
Vấn đề tiếp theo nằm ở chính cơ quan Hải quan. Từ trước đến nay cơ quan Hải quan cũng đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và bây giờ lại gánh vác thêm một trách nhiệm mới, đây là định hướng cải cách lớn nhưng đồng thời cũng tăng cho cơ quan Hải quan rất nhiều trách nhiệm và áp lực. Bởi vì mọi trách nhiệm đều dồn vào một cơ quan. Đứng ngoài nhìn vào có thể tưởng là tăng thêm quyền lợi nhưng thực ra chúng tôi cho rằng thách thức và trách nhiệm sẽ cao hơn. Vì bản thân cơ quan Hải quan phải ứng xử chuyển hóa trách nhiệm này thành năng lực mới của hệ thống.
Một vấn đề rất lớn nữa là nền tảng xuyên suốt cho toàn bộ quá trình phối hợp, điều hành, chỉ đạo đó là nền tảng công nghệ thông tin. Tư duy trong xây dựng nền tảng này có một đổi mới rất lớn đó là trao quyền cho DN để có thể tiếp cận với dữ liệu lịch sử tuân thủ thực hiện thủ tục XNK để giảm bớt thủ tục cho những lần NK kế tiếp. Nói là như vậy nhưng không dễ để vận hành nhịp nhàng giữa các cơ quan đơn vị và giữa cơ quan đầu mối với doanh nghiệp. Đây cũng là thách thức rất lớn mà cơ quan Hải quan là đầu mối chính chịu trách nhiệm, đồng thời cần có sự vào cuộc của các chuyên gia và sự phối hợp nhịp nhàng của các bên liên quan để có thể vượt qua.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy
20:14 | 16/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Nới lỏng chính sách và tín dụng tạo cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội
15:32 | 11/04/2025 Nhịp sống thị trường

Tạo điều kiện thông quan hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn
14:02 | 09/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
10:12 | 18/04/2025 Hải quan

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
09:06 | 16/04/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu qua địa bàn Cao Bằng tăng 133%
08:59 | 16/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI đối thoại với 51 DN có hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh Cao Bằng
16:24 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
15:21 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VII thông quan hơn 15.000 tờ khai
14:02 | 15/04/2025 Hải quan

Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận sớm ổn định mô hình tổ chức bộ máy mới
20:35 | 14/04/2025 Hải quan

Hướng dẫn giải quyết thủ tục với xe cơ giới khi hệ thống gặp sự cố
16:24 | 14/04/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III nâng cao kỹ năng của công chức trong xử lý vi phạm
10:29 | 14/04/2025 Hải quan

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu vực III đạt hơn 29 tỷ USD
11:11 | 11/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp
14:44 | 10/04/2025 Hải quan

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới
10:11 | 10/04/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên
10:09 | 10/04/2025 Hải quan
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics