Facebook Twitter youtube Tiktok

Nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách kiểm tra chuyên ngành

(HQ Online) - Sau khi Quyết định số 38/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Xung quanh việc xây dựng Nghị định này, phóng viên Tạp chí Hải quan đã phỏng vấn Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám để trao đổi về tiến độ của Nghị định cũng như các vấn đề nổi bật nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của các bên liên quan.
Kiểm tra chuyên ngành đã được cải cách từng bước
Phó Thủ tướng yêu cầu đề xuất giải pháp cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành
Hải quan chuẩn bị công nghệ đáp ứng cải cách kiểm tra chuyên ngành
Nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách kiểm tra chuyên ngành
Ông Đào Duy Tám.

Xin ông cho biết về tiến độ xây dựng dự thảo Nghị định?

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành để triển khai xây dựng Nghị định đảm bảo tuân thủ đúng trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế hóa đầy đủ các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến của các bên liên quan theo đúng quy trình; riêng đối với các bộ, ngành và một số hiệp hội, ngành hàng trong nước và nước ngoài, ngoài việc tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nhiều lần tham vấn, lấy ý kiến thông qua các Hội thảo theo từng chuyên đề chuyên sâu. Các ý kiến tham gia đã được Bộ Tài chính cùng với Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu và giải trình cụ thể để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Ngoài ra, thực hiện nghĩa vụ thông báo theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có văn bản gửi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để lấy ý kiến các thành viên. Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến của thành viên WTO gồm Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và EU.

Dự thảo đã được Bộ Tư pháp thẩm định cho ý kiến và trên cơ sở đó, ngày 16/8/2021, Bộ Tài chính có Tờ trình số 144/TTr-BTC báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt hồ sơ xây dựng dự thảo Nghị định.

Để đảm bảo thống nhất các nội dung của dự thảo Nghị định; trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tài chính, ngày 26/8/2021, Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) đã chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ Tư pháp và các bộ liên quan để thảo luận về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trước khi trình Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị tại cuộc họp và ý kiến của thành viên WTO, ngày 1/11/2021, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định trình Chính phủ.

Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Tổng cục Hải quan đã nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, doanh nghiệp, cơ quan liên quan như thế nào, thưa ông?

Trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nhận được rất nhiều ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, đặc biệt là ý kiến của một số thành viên của WTO. Các cơ quan, tổ chức đã phối hợp rất tích cực với cơ quan Hải quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Về cơ bản, các bộ, ngành đều khẳng định sự đồng thuận, thống nhất cao về chủ trương cải cách của Chính phủ về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo Nghị quyết 99/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các hiệp hội, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao những nội dung cải cách tại dự thảo Nghị định, mong muốn Chính phủ sớm ban hành Nghị định để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Các thành viên WTO cũng bày tỏ sự đồng thuận cao đối với dự thảo Nghị định, đồng thời có một số góp ý để làm rõ hơn quy định tại dự thảo Nghị định cũng như đảm bảo mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành chưa thống nhất về một số nội dung của Nghị định.

Tất cả các ý kiến tham gia đã được Tổng cục Hải quan nghiêm túc tổng hợp tiếp thu để hoàn thiện dự thảo hoặc giải trình lại với các đơn vị, tổ chức tham gia, báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ để xin ý kiến đối với các ý kiến không tiếp thu hoặc chưa thống nhất.

Các vấn đề nổi bật nhận được sự quan tâm tham gia ý kiến của các bên là gì, thưa ông?

Về phía các bộ, ngành chủ yếu tham gia ý kiến về vai trò đầu mối của cơ quan Hải quan đối với công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Các bộ cho rằng việc cơ quan Hải quan là cơ quan đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cần phải xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện ở giai đoạn 2 khi sửa các Luật quản lý chuyên ngành.

Ngoài ra, các bộ có ý kiến đối với các nội dung của Nghị định vượt quá phạm vi Đề án đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg như hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Giao thông vận tải, hàng hóa vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm, hàng hóa kiểm tra sau thông quan. Những nội dung này đã được Bộ Tài chính bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các hiệp hội, đảm bảo các nội dung cải cách của Nghị định được áp dụng đồng bộ, thống nhất đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp quan tâm, ghi nhận các nội dung cải cách của dự thảo Nghị định, đặc biệt việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Các nội dung cải cách này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian chi phí thực hiện các thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc giảm đầu mối tiếp xúc với cơ quan quản lý nhà nước.

Với những vấn đề còn ý kiến trái chiều sẽ được giải quyết như thế nào để Nghị định sớm cụ thể hóa đúng tinh thần cải cách nêu tại Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như đáp ứng sự mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?

Về cơ bản, các ý kiến tham gia đối với dự thảo hồ sơ Nghị định đều được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa; tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến ngay từ khi tham gia lần đầu, một số bộ, ngành chưa đồng thuận, nhất trí với quan điểm xây dựng Nghị định; thông qua văn bản hoặc các cuộc họp, hội thảo, Tổng cục Hải quan đã nhiều lần giải trình, nhưng vẫn chưa nhận được sự thống nhất của các bộ, ngành. Cụ thể như:

Việc Chính phủ giao cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là không phù hợp với các Luật: Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Thú y, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, An toàn thực phẩm. Trường hợp quy định cơ quan Hải quan thực hiện 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm thì cần xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự thảo Nghị định điều chỉnh đối với hàng hóa công bố hợp quy theo biện pháp 2a, 2b quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (hàng hóa kiểm tra chất lượng sau khi thông quan) là không đúng với Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Đối với hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng và/hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đưa nhóm hàng hóa này ra khỏi Nghị định vì vượt quá phạm vi so với Quyết định số 38/QĐ-TTg. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị đưa vào dự thảo Nghị định để thống nhất hai thủ tục chỉ phải thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Đối với hàng hóa nhóm 2 thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải đề nghị loại trừ ra khỏi dự thảo Nghị định, vì hiện nay, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với nhóm hàng hóa này đã được thực hiện trên NSW, đáp ứng yêu cầu cải cách, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế.

Các nội dung nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có giải trình cụ thể và báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ ban hành.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Linh (thực hiện)

Tin liên quan

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến. Về cơ bản các ý kiến đều đánh giá cao những điểm mới về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 88/CĐ-CP về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hàng giả,  xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Nhằm nắm bắt và chia sẻ, tháo gỡ các khó khăn khi triển khai các chính sách liên quan trong lĩnh vực hải quan của cộng đồng DN, lãnh đạo Cục Hải quan đã tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn, đặc biệt là các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Theo nhận định của Ban Nghiệp vụ thuế hải quan (Cục Hải quan), hoạt động XNK của các DN trong những tháng cuối năm đang đứng trước tác động từ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, khó đoán định, chịu nhiều áp lực do chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Bài 4: Lợi ích thiết thực, doanh nghiệp mong mở rộng Chương trình doanh nghiệp tuân thủ

Bài 4: Lợi ích thiết thực, doanh nghiệp mong mở rộng Chương trình doanh nghiệp tuân thủ

Với những cách vận động khuyến khích của cơ quan Hải quan, cũng như lợi ích được thụ hưởng, nhiều doanh nghiệp XNK mong muốn cơ quan Hải quan mở rộng Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Nhiều điểm sáng ở Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII

Nhiều điểm sáng ở Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực VIII

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Chi cục Hải quan khu vực III đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiều nhiệm vụ chính trị, góp phần tạo thuận lợi thương mại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nửa năm, Hải quan khu vực III làm thủ tục gần 1,2 triệu tờ khai

Nửa năm, Hải quan khu vực III làm thủ tục gần 1,2 triệu tờ khai

Trong tháng 6/2025, tổng số tờ khai xuất nhập khẩu làm thủ tục tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III là 184.422 tờ khai, tăng 19,94% so với cùng kỳ năm 2024, tăng 0,34% so với tháng trước.
Hải quan khu vực V giải quyết thủ tục cho 924.432 tờ khai luồng xanh

Hải quan khu vực V giải quyết thủ tục cho 924.432 tờ khai luồng xanh

6 tháng đầu năm, Chi cục Hải quan khu vực V làm thủ tục hơn 1,34 triệu tờ khai, trong đó có 924.432 tờ khai luồng xanh, chiếm 68,7%.
Nỗ lực thu ngân sách ở Chi cục Hải quan khu vực XI

Nỗ lực thu ngân sách ở Chi cục Hải quan khu vực XI

Sau khi đi vào hoạt động theo mô hình mới, Chi cục Hải quan khu vực XI đã khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ, trong đó việc tập trung thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi thương mại và thu ngân sách được đặt lên hàng đầu.
Hải quan khu vực VIII thu qua cảng biển đạt 5.691 tỷ đồng

Hải quan khu vực VIII thu qua cảng biển đạt 5.691 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực VIII thu ngân sách đạt 8.934,5 tỷ đồng, đạt 50,2% chỉ tiêu của Chính phủ, Tỉnh ủy – HĐND - UBND tỉnh Quảng Ninh giao (17.800 tỷ đồng).
Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực XII đã làm thủ tục cho 194.794 tờ khai gồm nhập khẩu có 102.112 tờ khai và xuất khẩu có 92.682 tờ khai.
Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Sau 2 năm triển khai thí điểm Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đã có 295 DN tham gia; 80% tăng mức độ tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ, tăng tỷ lệ luồng Xanh, giảm tỷ lệ luồng Vàng, Đỏ. Với kết quả đạt được, ngày 4/12/2024, Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ chính thức triển khai Chương trình khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Tạp chí Kinh tế-Tài chính có cuộc phỏng vấn bà Vũ Thị Phương, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro (thuộc Cục Hải quan) về vấn đề này.
Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Để hoàn thành khối lượng công việc lớn sau khi mở rộng phạm vi quản lý trên địa bàn hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (gồm cả Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu), theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy ngành Hải quan, Chi cục Hải quan khu vực II sẽ tập trung đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Đó là đánh giá của Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tại Lễ kỷ niệm niệm 50 năm thành lập Hải quan TP. Hồ Chí Minh vào chiều ngày 11/7.
Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III đạt 56,11 tỷ USD, theo Chi cục Hải quan khu vực III.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng

Trong tháng 6/2025 quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, đạt 105,5 nghìn tỷ đồng.
VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Dù đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, thủy sản Việt vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiêu thụ trong nước.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế: giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ thuế đã góp phần giảm chi phí sản xuất – kinh doanh, và thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân.
Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Trong nửa đầu năm nay, ngành Bảo hiểm nhân thọ đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khẳng định vai trò trong bảo vệ tài chính cho người dân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Nghị định 189/2025/NĐ-CP đã quy định chi tiết thẩm quyền xử phạt VPHC của cơ quan Hải quan.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
Phiên bản di động