Buôn lậu qua biên giới phía Nam lại "nóng" với hàng tiêu dùng – Bài 2: “Phù phép” đường lậu
Buôn lậu qua biên giới phía Nam lại "nóng" với hàng tiêu dùng – Bài 1: Muôn ngả thuốc lá lậu từ Campuchia về Việt Nam (HQ Online) - Từ đầu năm 2022 đến nay, khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại, ... |
Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan Đồng Tháp kiểm đếm mặt hàng đường cát nhập lậu bị bắt giữ. Ảnh: T.H |
Những cung đường nhập lậu
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường bùng phát từ cuối tháng 12/2021, khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và đặc biệt vào dịp cuối năm này, nhu cầu sử dụng đường cát tăng cao đột biến nhằm phục vụ ngành hàng sản xuất bánh kẹo dịp Tết Nguyên đán. Các lực lượng chức năng cả nước đã triển khai nhiều kế hoạch nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại nói chung và mặt hàng đường cát nói riêng; nhiều vụ việc được phát hiện, xử phạt hành chính và xử lý hình sự. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng này chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các đối tượng, đường dây buôn lậu được tổ chức chặt chẽ, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, lợi dụng triệt để các kẽ hở trong chính sách để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện công văn số 5279/TCHQ-GSQL ngày 8/11/2021 của Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm tra đối với mặt hàng đường mía nhập khẩu, Hải quan các tỉnh phía Nam, đặc biệt các tỉnh biên giới Tây Nam đã tăng cường các giải pháp kiểm soát, kiểm tra địa bàn. Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Nguyễn Hữu Thành, tình hình vận chuyển trái phép mặt hàng đường mía qua biên giới trên địa bàn tương đối phức tạp. Trong đó, tại địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước, các đối tượng tập kết hàng từ các kho chứa đường kết tinh phía Campuchia, sau đó chờ cơ hội thuận lợi vào ban đêm dùng xuồng vận chuyển về Việt Nam, rồi dùng xe gắn máy 2 bánh vận chuyển nhỏ lẻ theo tuyến đường nội đồng xã Thường Thới Hậu A và xã Thường Lạc hay tuyến đường tuần tra Cầu Muống - Trà Đu về chợ thành phố Hồng Ngự tiêu thụ. Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng xuồng máy nhỏ trà trộn vào các phương tiện thủy, xuồng câu lưới, ngụy trang hàng hóa khác trên các kênh, rạch để chuyển hàng sâu vào nội địa.
Tình hình hoạt động buôn lậu trên địa bàn các xã biên giới không giảm, nhất là khi nước lũ dâng cao ngập các cánh đồng ở các xã biên giới, cũng là thời điểm thuận lợi cho các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng bằng tắc ráng (xuồng máy) từ Campuchia vào nội địa Việt Nam. Đối với mặt hàng đường kết tinh nhập lậu, các đối tượng sử dụng xuồng máy chở từ 5 đến 10 bao/chuyến chạy trên đồng ngập nước ra khu vực thuộc khóm Trà Đu, phường An Lạc rồi chuyển lên xe gắn máy hoặc xe tải chở đi tiêu thụ. Ước tính, trung bình mỗi ngày đêm các đối tượng vận chuyển khoảng từ 500 bao đến 700 bao đường sang Việt Nam tiêu thụ. Từ đầu năm 2022 đến hết tháng 10/2022, Cục Hải quan Đồng Tháp đã phối hợp bắt giữ khoảng 6 tấn đường cát nhập lậu.
Theo đánh giá của một số đơn vị hải quan biên giới Tây Nam, thủ đoạn của các đối tượng là dùng ghe gỗ vận chuyển hàng qua biên giới, sau đó sử dụng xe mô tô, ô tô tải vận chuyển đến các điểm tập kết sang chiết, đóng gói nhãn mác đường Việt Nam rồi vận chuyển đi tiêu thụ.
Trong thị trường nội địa, nổi lên một số cá nhân, tổ chức đầu nậu kinh doanh đường cát nhập khẩu móc nối, liên hệ với các đầu nậu ở các tỉnh biên giới giáp với Campuchia để thuê người, phương tiện vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đường cát không có hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, không có nhãn mác phụ bằng tiếng Việt theo quy định, sử dụng chứng từ nhập khẩu xoay vòng. Nguồn hàng được nhập vào các doanh nghiệp chuyên cung cấp đường cát nhập khẩu, sau đó pha trộn sang chiết, đóng vào các bao tải không có nhãn mác rồi phân phối cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ để tiêu thụ.
Tại An Giang, mới đây, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang phối hợp với Công an huyện Tịnh Biên và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên kiểm tra đột xuất kho hàng tại khóm Xuân Biên, thị trấn Tịnh Biên, do ông Nguyễn Văn Hải làm chủ, phát hiện 100 bao đường ghi xuất xứ Myanmar có dấu hiệu nghi vấn thay bao bì từ đường nhập lậu. Tổ công tác còn phát hiện 105 tờ nhãn phụ bằng tiếng Việt. Làm việc với Tổ công tác, ông Nguyễn Văn Hải khai nhận, số đường cát nêu trên có xuất xứ Thái Lan, được ông mua của những người dân đi giăng lưới, nhưng không rõ họ tên, địa chỉ, với giá 800.000 đồng/bao, loại 50 kg/bao. Sau khi mua về, ông cho thay bao bì, nhãn hiệu và dán tem nhãn phụ của thương nhân nhập khẩu để hợp thức hóa, nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Mạnh tay xử lý
Thời gian qua, các lực lượng chức năng các tỉnh phía Nam đã tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ thẩm lậu đường từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Nhiều đường dây buôn lậu đường lớn đã bị “chặt đứt”. Điển hình, tại địa bàn Long An, lực lượng chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Long An phối hợp với Công an huyện Tân Hưng, đồn biên phòng Sông Trăng đóng trên địa bàn huyện Tân Hưng đã ra quân phát hiện, triệt xóa đường dây buôn lậu đường cát với số lượng lớn, thu giữ hơn 214 tấn đường cát nhãn hiệu Thái Lan. Lực lượng chức năng đã khởi tố vụ án, bắt 4 bị can về tội “Buôn lậu”.
Tại Sóc Trăng, các lực lượng chức năng đã phát hiện một vụ liên quan đến 3 tổ chức hoạt động nhập khẩu và buôn bán đường cát ngoại nhập lậu đều có nguồn gốc từ Indonesia và Malaysia với tổng trọng lượng 175 tấn, tổng trị giá ước tính khoảng 3,15 tỷ đồng; vụ việc đang được xác minh, làm rõ. Tại Đồng Nai phát hiện, thu giữ 25,8 tấn đường cát, trên bao bì có các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có hóa đơn, chứng từ. Tại Cà Mau kiểm tra kho chứa hàng của Cơ sở kinh doanh Trung Tân (Số 99 Lý Thường Kiệt, TP Cà Mau) phát hiện, tạm giữ 21 tấn đường cát không hóa đơn, chứng từ, không nhãn phụ bằng tiếng Việt, trị giá 400 triệu đồng, xử phạt hành chính số tiền 130 triệu đồng. Còn tại An Giang kiểm tra, phát hiện 01 vụ về hành vi sản xuất hàng hóa có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, thu giữ 6.350 kg đường cát. Tại Nghệ An kiểm tra, phát hiện, thu giữ 7,9 tấn đường cát, xử phạt hành chính số tiền 70 triệu đồng, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm…
Mặt hàng đường cát ngoại nhập được các đối tượng đưa vào nội địa tiêu thụ đã thay đổi bao bì, nhãn hiệu hàng hóa ngay từ ngoài biên giới ở nội địa của nước ngoài nhưng hiện nay chưa có cơ quan nào kiểm định để phân biệt là hàng hóa đó sản xuất tại nước ngoài để làm căn cứ xử lý hàng nhập lậu. Theo các cán bộ Hải quan bắt giữ đường lậu, thì trong hành lang pháp lý chưa có nội dung quy định cụ thể cho vấn đề này.
Theo dự báo của lực lượng chức năng, sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và gần đây nhất, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm mía đường được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar. Dự báo đường cát và các sản phẩm mía đường nhập khẩu chính ngạch sẽ giảm mạnh, đồng thời các đối tượng sẽ tăng cường buôn lậu đường cát và các sản phẩm mía đường qua đường tiểu ngạch, đường mòn, lối mở, kênh rạch nhỏ... hoặc sẽ thay đổi bao bì, nhãn mác Việt Nam từ nước ngoài để gian lận thương mại khi vào Việt Nam.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan, thời gian tới, nhất là vào dịp cuối năm, tết Nguyên đán, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật đối với mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát dự báo sẽ phức tạp và có chiều hướng gia tăng, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, có xu hướng cấu kết với nhau phạm tội một cách có tổ chức. Các tổ chức tội phạm vẫn tiếp tục hoạt động với những vỏ bọc đa dạng gây phức tạp, phương thức hoạt động và hành vi che giấu tội phạm tinh vi, xảo quyệt hơn gây khó khăn cho công tác phát hiện và điều tra, làm rõ tội phạm. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động thương mại điện tử phát triển, kéo theo hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến. |
Bài 3: Hải quan chặn bắt nhiều vụ xuất lậu ngoại tệ tinh vi
Tin liên quan
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm
11:28 | 21/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay
10:57 | 20/01/2025 Photos
Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh
10:56 | 20/01/2025 An ninh XNK
Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy
14:19 | 16/01/2025 An ninh XNK
Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không
09:45 | 15/01/2025 An ninh XNK
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn
20:31 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Cầu Treo phối hợp bắt vụ vận chuyển 1,2 kg vàng trái phép
14:59 | 14/01/2025 An ninh XNK
Hải đội 3 phối hợp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng lậu
14:58 | 14/01/2025 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
21:09 | 12/01/2025 An ninh XNK
(PHOTO): Hải quan Quảng Trị chủ trì bắt lô rượu, thuốc lá ngoại trị giá nửa tỷ đồng
07:14 | 12/01/2025 Photos
Đón bắt xe khách vận chuyển lô rượu, thuốc lá ngoại nửa tỷ đồng
16:25 | 10/01/2025 An ninh XNK
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt đối tượng vận chuyển pháo lậu
20:46 | 09/01/2025 An ninh XNK
10 dấu ấn về phòng, chống ma túy năm 2024
12:52 | 08/01/2025 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics