Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cố gắng thanh toán ngay trong năm, giảm dần chuyển nguồn ngân sách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn |
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 7/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.
Đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật NSNN
Tại phiên họp, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Các đại biểu đánh giá, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện dự toán NSNN.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn TP Hà Nội) đánh giá cao Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua đã thúc đẩy công tác đánh giá khối lượng hoàn thành. Tuy vậy, đại biểu cho rằng, trách nhiệm các chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng với các nhà thầu để tháo gỡ khó khăn hoặc thúc đẩy nhanh hơn công tác này.
Chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại, theo đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh), số liệu trong báo cáo dự toán NSNN và báo cáo quyết toán NSNN 2022 còn có sự chênh lệch; một số khoản chi ngân sách đạt thấp so với dự toán… Vì thế, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật NSNN, quy định phù hợp để rút ngắn quy trình, thời gian lập, thẩm định quyết toán NSNN...
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn |
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trân trọng tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường để hoàn thiện các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách tốt trong thời gian tới, hoàn thiện hơn nữa công tác quyết toán NSNN. Bộ trưởng cũng bày tỏ cảm ơn các đại biểu Quốc hội trong thời gian qua đã ủng hộ Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội giao. Bộ Tài chính đã thực hiện điều hành chính sách tài khóa trong nhiệm kỳ này như thu chi NSNN và nợ công có hiệu quả.
Lấy số liệu thu ngân sách chậm nhất trong 1 giờ
Giải thích về số liệu thực hiện NSNN năm 2022 còn chênh so với số liệu quyết toán, Bộ trưởng cho biết, tại Kỳ họp tháng 10/2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán NSNN của năm 2022, số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán. Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Bộ Tài chính có thể lấy số liệu đó một cách chính xác trong vòng chậm nhất một giờ vì khi có số liệu thu chi ngân sách ra Kho bạc Nhà nước sẽ có thông báo ngay về điện thoại của Bộ trưởng, tuy nhiên, phần dự báo liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh vào dịp cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.
Lý giải về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023, trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%, ngoài ra còn có kinh phí cho nghiên cứu khoa học, kinh phí mua sắm thiết bị…
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định. Bộ trưởng cho biết, đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn ngày một giảm đi.
Đối với phản ánh về các khoản chi thấp như chi đầu tư, Bộ trưởng cho biết, do quy trình triển khai thủ tục đầu tư từ lập dự án, phê duyệt dự án đến thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng… nên từ đầu năm, các khoản chi đầu năm thường ở mức thấp, nhưng những tháng cuối năm thì con số thường tăng cao.
Về vấn đề dự toán không sát, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, những tháng đầu năm 2022 còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng thấp, nhưng từ quý 3/2022 bắt đầu có sự tăng trưởng nhảy vọt, nên đến cuối năm, tăng trưởng GDP đạt 8,02%. Đây là sự nỗ lực lớn trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó, thu ngân sách cũng tăng lên.
Cân đối hỗ trợ địa phương chi đầu tư các công trình hạ tầng
Về chi ngân sách cho các địa phương, theo quy định của Luật NSNN, NSTW chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ chi của NSTW. Với các tuyến đường quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng được Bộ Tài chính phân bổ cho Bộ GTVT. Những tuyến đường nào Bộ GTVT phân cấp về cho tỉnh thì Bộ Tài chính phân bổ lại cho các tỉnh để sửa chữa, còn những tuyến đường thuộc nhiệm vụ chi của Bộ GTVT thì Bộ Tài chính chuyển nguồn cho Bộ GTVT để thực hiện kiểm soát và chi tiêu.
Liên quan đến vấn đề nợ xây dựng cơ bản, theo Bộ trưởng, qua tổng hợp thì các khoản nợ ở các bộ, ngành trung ương rất ít, nhưng ở các địa phương, đặc biệt từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện thì có nhiều. Với nhiều nguyên nhân liên quan đến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, thủ tục đầu tư…, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị UBND cấp tỉnh và cấp huyện cần rà soát các khoản vay, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm phải bổ sung đầy đủ để thanh toán cho doanh nghiệp.
Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) đưa ra đề nghị cân nhắc việc cho phép sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ quan cấp xã trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nguồn thu từ xổ số kiến thiết không cân đối vào ngân sách mà để lại cho tỉnh 100%, để tỉnh chi đầu tư cho các công trình giáo dục, y tế và các chương trình mục tiêu quốc gia. Những tỉnh đã bố trí công trình giáo dục, y tế thì sẽ theo thứ tự ưu tiên cho các công trình hạ tầng khác, vì đều là nhiệm vụ chi của NSĐP. Đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách thì khi lập dự toán đầu tư hàng năm, Bộ Tài chính tập hợp các khoản chi đầu tư, chi thường xuyên để hỗ trợ cân đối về cho ngân sách của các tỉnh và từ đấy chi cho các công trình hạ tầng.
Bộ trưởng cho rằng, các khoản chi bố trí cho các công trình hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP là phù hợp. NSTW sẽ cấp một cách gián tiếp thông qua tỉnh để cấp cho các địa phương bố trí và quản lý các khoản chi phù hợp.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thảo luận và qua các báo cáo tổng hợp ý kiến giải trình cho thấy, các đại biểu đánh giá công tác quyết toán NSNN năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức ở trong và ngoài nước nhưng thu ngân sách vượt 28,8% so với dự toán. Chi ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, bội chi ngân sách thấp hơn dự toán Quốc hội giao, nợ công trong giới hạn cho phép... Phó Chủ tịch Quốc hội nêu, các đại biểu đề nghị Chính phủ khắc phục tình trạng lập, gửi báo cáo quyết toán chậm; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách... Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu để xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 trình Quốc hội xem xét, thông qua (dự kiến tại phiên họp ngày 24/6). |
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics