Bộ Công Thương nhận trách nhiệm khi nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi tại buổi họp báo |
Thua lỗ lớn, thu hẹp kinh doanh
Đứt gãy nguồn cung, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đóng cửa, trách nhiệm của các bộ, ngành trong điều hành xăng dầu… là một số vấn đề nổi cộm nhận được nhiều quan tâm của báo giới tại cuộc Họp báo thường kỳ chiều ngày 12/10 của Bộ Công Thương.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh.
Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước. Đây là giai đoạn giá xăng dầu thế giới đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Sang quý 2/2022, từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10, giá xăng dầu thế giới lại có xu hướng giảm; theo đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng giảm liên tục. Nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ lớn nên đã thu hẹp hoạt động kinh doanh và nhập khẩu cầm chừng.
“Do thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế việc lấy nhiều hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh”, ông Trần Duy Đông cho hay.
Cùng với đó, theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, tín dụng bị thắt chặt, trong khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá USD/VNĐ tăng và khó tiếp cận nguồn ngoại tệ khiến các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng với khối lượng như các năm trước.
Do giá tăng gấp 2-3 lần nên doanh nghiệp chỉ chủ yếu duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cũng chỉ ra, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cao trong khi chi phí này chưa được tính đủ vào giá cơ sở trong mặt hàng xăng dầu do nhà nước điều tiết nên doanh nghiệp hạn chế lượng nhập khẩu để giảm thua lỗ.
“Bên cạnh đó, nguồn cung xăng dầu trên thị trường thế giới đang rất khó khăn do nhu cầu hút hàng từ các nước châu Âu. Các doanh nghiệp đầu mối nhỏ, mới rất khó tiếp cận được nguồn hàng xăng dầu thế giới”, ông Đông nói.
Đặc biệt, tình trạng một số doanh nghiệp đầu mối phía Nam bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu trong 1 – 1,5 tháng do vi phạm hành chính dẫn đến thiếu nguồn cung cục bộ cho các đơn vị trước đây vẫn thường xuyên lấy hàng của doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép này.
Tạo điều kiện thông quan xăng dầu nhập khẩu
Để tháo gỡ vấn đề thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối hỗ trợ để điều phối nguồn hàng, tăng cường cung ứng xăng dầu tại một số địa phương có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ.
Toàn cảnh buổi họp báo |
Đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, sáng 12/10, Bộ Công Thương đã họp với doanh nghiệp đầu mối sản xuất, kinh doanh xăng dầu để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Bộ đề nghị các nhà máy lọc dầu cần có biện pháp hỗ trợ việc giao hàng nhanh cho doanh nghiệp đã đặt mua hàng theo các hợp đồng đã ký, sử dụng nguồn hàng dự trữ để hỗ trợ cung ứng cho các đầu mối không có hợp đồng dài hạn với nhà máy, bán hàng tại các khu vực bị thiếu cục bộ, kịp thời bổ sung nguồn cho các cửa hàng bán lẻ.
“Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng trên địa bàn tạo điều kiện thông quan hàng hoá nhập khẩu, cho phép các xe vận chuyển xăng dầu được đi trong thành phố trong giờ cao điểm để kịp cấp hàng cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu”, ông Trần Duy Đông nói.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Liên quan tới vấn đề cung ứng xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin thêm: từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, thậm chí xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung, nhất là nguồn cung năng lượng, trong đó có nguồn cung xăng dầu.
Trước câu hỏi về việc quý 3/2022, chỉ có 19 trong số 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu, với 14 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu còn lại, hạn mức nhập khẩu trong quý 3/2022 như thế nào? Ông Đỗ Thắng Hải cho biết: theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, hiện nay không còn khái niệm doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mà là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
“Điều đó có nghĩa là, hiện tại chỉ tính tổng nguồn, doanh nghiệp có thể mua ngay từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước là Nghi Sơn và Bình Sơn. Một năm, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu cho doanh nghiệp đầu mối, nhưng không nhất thiết tháng nào hạn mức nhập khẩu cũng giống nhau, có tháng nhiều, tháng ít, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo trong năm đủ tổng lượng nhập khẩu”, ông Hải nói.
Tin liên quan
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
14:58 | 12/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics