Bộ Công Thương đề xuất kéo dài giá FIT điện gió đến hết năm 2023
Cần chính sách tín dụng mạnh mẽ hơn cho năng lượng tái tạo | |
Tạm dừng bổ sung quy hoạch dự án điện gió |
Hiện, có gần gần 470 MW điện gió đã vào vận hành. Ảnh: Nguyễn Thanh |
8.700 MW điện gió không kịp hưởng giá FIT
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi một loạt bộ, ngành liên quan lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết khó khăn trong đầu tư xây dựng các dự án điện gió.
Trong thời vừa qua, Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của UBND 10 tỉnh (tập trung các tỉnh có số lượng dự án điện gió lớn), Hiệp hội Điện gió thế giới,… đề nghị Bộ báo cáo Thủ tướng xem xét gia hạn thời hạn áp dụng cơ chế FIT tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió cho các dự án vào vận hành thương mại đến năm 2022-2023 (gia hạn 1-2 năm).
Bộ Công Thương nêu rõ, đến hết tháng 9/2020, trong số 11.600 MW điện gió được phê duyệt trong quy hoạch phát triển điện lực, gần 470 MW điện gió đã vào vận hành và khoảng 2.905 MW đã ký hợp đồng mua bán điện (có khả năng vào vận hành trong năm 2021).
Như vậy, còn khoảng 8.700 MW điện gió đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch (bao gồm cả 7.000 MW mới được phê duyệt bổ sung) có khả năng không kịp vào vận hành trước tháng 11/2021, là thời điểm hiệu lực để áp dụng cơ chế FIT tại Quyết định 39.
Bộ Công Thương cho rằng, đề xuất của UBND các tỉnh về việc kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế FIT cho các dự án diện gió là phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo kịp thời huy động phát triển nguồn điện gió để cung cấp điện cho hệ thống.
Việc tiếp tục có cơ chế khuyến khích về cơ chế FIT đảm bảo đủ thời gian cho phát triển các dự án đã có trong quy hoạch và huy động thêm lượng công suất khoảng 5.000 MW-7.000 MW cho hệ thống.
Một số tác động cơ bản của việc kéo dài thời gian áp dụng giá điện có thể kể đến như, bổ sung sản lượng điện phát khoảng 11.900 GWh/năm-31.700 GWh/năm, thay thế cho sản lượng điện từ nguồn nhiệt điện than, giảm nhiệt điện chạy dầu có chi phí sản xuất điện rất cao và góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống.
Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ giá điện gió cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi duy trì và phát triển thị trường thiết bị, dịch vụ, thúc đẩy thị trường vốn đầu tư và nhân lực lao động trong ngành công nghệ năng lượng tái tạo. "Khoảng 11.600 MW điện gió trong quy hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư khoảng 17-20 tỷ USD (trong đó khoảng 20-30% giá trị nội địa)...", Bộ Công Thương đánh giá.
Đề xuất kéo dài giá FIT đến năm 2023
Về nghiên cứu cơ chế đấu thầu/đấu giá cho các dự án điện gió, Bộ Công Thương nêu rõ đang phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng.
Phát triển dự án điện gió không yêu cầu nguồn vốn nhà nước tham gia trực tiếp đầu tư dự án; không yêu cầu cam kết/bảo lãnh từ Chính phủ trong mua bán và thanh toán tiền điện; thủ tục, tiến độ nhanh gọn, vì vậy cần phải có cơ chế rõ ràng, minh bạch để có thể khuyến khích nguồn vốn đầu tư tư nhân tham gia vào phát triển ngành điện.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công Thương nhận định, cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư phải được thiết kế phù hợp, trong đó thống nhất quy trình, đầu mối, phân cấp thẩm quyền về đầu tư phát triển dự án thể hiện trong các khung chính sách có liên quan về Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch…
"Do tác động đến các khung chính sách có liên quan, việc nghiên cứu và ban hành quy định về cơ chế đấu thầu cạnh tranh sẽ mất nhiều thời gian", Bộ Công Thương khẳng định.
Trong khi đó, thời gian phát triển dự án điện gió cần khoảng 2-3 năm, trong đó việc đặt hàng, mua sắm thiết bị của dự án phải sớm trước khoảng 1-1,5 năm trước ngày vào vận hành, đặc biệt ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm khan hiếm nguồn cung thiết bị trên thế giới tại thời điểm hiện nay.
Thời gian còn hiệu lực của cơ chế FIT tại Quyết định 39 (15 tháng) không đủ đề nhà đầu tư xem xét tính khả thi của dự án và ra quyết định đầu tư. Vì vậy, cần phải sớm có cơ chế chính sách phù hợp để huy động kịp thời các dự án điện gió đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch.
Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng đồng ý chủ trương kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 đến hết năm 2023.
Bên cạnh đó, giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tính toán giá mua bán điện áp dụng từ tháng 11/2021 đến hết tháng 12/2023 cho các dự án điện gió và thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung các nội dung này tại Quyết định 39 theo quy định hiện hành, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Trong giai đoạn 2011-2018, sau khi Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió được ban hành, chỉ có 3 dự án điện gió được xây dựng và đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất lắp đặt là 153,2 MW do mức giá mua điện gió chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Để thúc đẩy phát triển điện gió, ngày 10/9/2018, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37. Theo đó, giá điện được điều chỉnh tăng lên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) lần lượt là: Điện gió trong đất liền là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh; điện gió trên biển là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh. Giá điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. |
Tin liên quan
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics