Bộ Công Thương cần sát sao, linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu
Mỗi lít xăng tăng gần 1.000 đồng, cao nhất hơn 25.000 đồng/lít | |
Tăng tốc nhập khẩu xăng dầu giảm nỗi lo thiếu hụt | |
Biến động xăng dầu |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đề cập tới vấn đề khan hàng tại một số cửa hàng xăng dầu khu vực phía Nam thời gian qua, bên cạnh lý do Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn giảm công suất, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nhấn mạnh, để xảy ra tình trạng khan chủ yếu là do thiếu tính linh hoạt trong điều hành của Bộ Công Thương.
Thời điểm điều hành giá xăng dầu vừa qua rơi đúng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nên đã bị bỏ qua, kéo dài sang chu kỳ kế tiếp là vào ngày 11/2/2022. Điều đó dẫn tới xảy ra tình trạng các cửa hàng xăng dầu giữ hàng lại chờ bán ra khi giá điều chỉnh tăng lên. “Mọi thứ đều có giải pháp nếu nhà điều hành linh hoạt hơn”, ông Long nói.
Tương tự, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phân tích, trên thực tế nguồn cung xăng dầu của Việt Nam thời gian qua vẫn ổn định. Khi xảy ra sự cố Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm công suất mới đặt ra vấn đề về thiếu nguồn cung.
Theo quy định, các doanh nghiệp xăng dầu phải có tích trữ ít nhất 20 ngày. Tại Hà Nội và TPHCM, lượng dự trữ ở 2 thành phố này khoảng 30 ngày. Việc một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, dừng bán trước hết vì lo lắng giá xăng dầu tăng, trong khi chưa được điều chỉnh giá.
Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, kỳ hạn điều chỉnh giá xăng dầu là 10 ngày/lần. Tuy nhiên, kỳ điều chỉnh giá xăng dầu vừa qua đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên đến ngày 11/2/2022 mới điều chỉnh với thời gian 20 ngày.
“Trong thời gian đó, giá xăng dầu thế giới tăng lên, người kinh doanh chịu lỗ. Càng bán càng lỗ nên họ đóng cửa dẫn tới thiếu nguồn cung ảo”, ông Thịnh lý giải.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc thiếu xăng dầu xảy ra ở cá biệt một vài địa phương có thể còn do các đầu mối ở địa phương nhập và dự trữ không đủ. Vì vậy, cần có sự kiểm tra của các cơ quan quản lý, thanh tra để có số liệu thực tế là các doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định của nhà nước về việc dự trữ 20 ngày hay không.
Nguồn cung xăng dầu thời gian tới hoàn toàn có thể trở về bình thường khi các nhà máy tăng công suất lên. Việc nhập khẩu xăng dầu cũng có thể tiến hành nhưng phải đàm phán trước từ 3-6 tháng để đảm bảo giá hợp lý, bởi nếu mua ngay thì giá và chi phí rất cao.
“Về lâu dài, Việt Nam cần có quỹ xăng dầu lớn hơn để trong trường hợp đặc biệt có thể xả quỹ dự trữ, đáp ứng trong thời gian nguồn cung trong nước thiếu hụt như vừa qua. Nguồn dự trữ này có thể đáp ứng tiêu dùng ít nhất trong từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 năm mới có thể đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai”, ông Thịnh nói.
Cũng theo ông Thịnh, Bộ Công Thương cần phối hợp các cơ quan, giải thích rõ về nguồn cung, quản lý xăng dầu để doanh nghiệp, người tiêu dùng yên tâm, giá cả không xảy ra biến động.
Tại cuộc họp về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước diễn ra cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, phải được quản lý, điều tiết một cách khoa học, chặt chẽ.
Chính phủ đã ban hành nhiều công cụ quản lý, các cơ chế chính sách pháp luật và giao Bộ Công Thương đủ thẩm quyền để chủ động điều hành thị trường xăng dầu bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Việc để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại một số địa phương như phản ánh của dư luận trong thời gian qua thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, sát sao hơn trong chỉ đạo điều hành để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, bảo đảm không để thiếu hụt xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát các quy định về thuế, phí, tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.
Tin liên quan
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mặt bằng giá xăng dầu từ đầu năm đến nay không có biến động lớn
18:36 | 30/07/2024 Tài chính
Giá xăng dầu tiếp tục giảm, RON95-III xuống dưới ngưỡng 23.000 đồng/lít
15:45 | 25/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics