Báo động lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng giả, hàng cấm
Lực lượng Quản lý thị trường khám xét kho hàng khoảng 10.000m2 tại Lào Cai trong tháng 7/2020. |
Nhan nhản hàng giả, hàng cấm
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hoạt động kinh doanh TMĐT trong các năm qua chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia.
6 tháng đầu năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.403 vụ việc, xử lý 2.213 vụ việc vi phạm, xử phạt hơn 16 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 40 tỷ đồng gồm những hành vi vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. |
Trước khi có dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 được dự báo khoảng 43%, đưa Việt Nam trở thành một nước có nền TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, dự kiến đạt doanh thu 33 tỷ USD vào năm 2025. Năm 2020, doanh thu TMĐT cũng được dự báo vượt ngưỡng 13 tỷ USD. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TMĐT trở thành một phương thức quan trọng giúp người dân giao dịch, mua bán hàng hóa phục vụ đời sống hàng ngày, tránh việc tiếp xúc trực tiếp không cần thiết.
Tuy nhiên, chính vì tốc độ tăng trưởng nhanh và doanh thu ngày một lớn, nên một mặt các đối tượng thường xuyên tận dụng mọi kẽ hở để cung cấp thông tin về hàng hóa, thông tin giao dịch trên Internet; quảng bá trực tuyến và khuyến mại rầm rộ; mặt khác thẩm lậu hoặc đưa những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ qua cửa khẩu, biên giới, cảng biển, sân bay… bán tràn lan trên thị trường nội địa với quy mô ngày một lớn.
Theo Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Kỳ Minh, bên cạnh sự phát triển tích cực, TMĐT còn tồn tại một số yếu tố tiêu cực như tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu trên các trang TMĐT, mạng xã hội có xu hướng gia tăng tiềm ẩn nhiều phức tạp. Hiện nay tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các website TMĐT, đặc biệt các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội... gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Chủ thể tham gia bán, chào bán hàng hóa là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ hoặc cá nhân, thậm chí là học sinh, sinh viên.... Trên các trang mạng, website TMĐT thường sử dụng các hình ảnh hàng thật, hàng chính hãng để quảng cáo, chào bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hàng, địa chỉ bán hàng chính hãng nhằm lôi kéo người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hiệu nhưng với giá rẻ như đồng hồ, kính mắt, quần áo, giày dép... Cá biệt có trang mạng xã hội chào bán hàng cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện như xì gà nhập lậu, vũ khí, công cụ hỗ trợ... Sau đó, khi người tiêu dùng đồng ý mua thì tiếp tục sử dụng các công cụ thanh toán trung gian không dùng tiền mặt (chuyển khoản qua một bên thứ ba, thẻ cào viễn thông, sử dụng thanh toán bằng mã QR) hoặc dùng dịch vụ giao nhận, vận chuyển và phát hàng hóa kèm thu tiền để giao hàng cho khách hàng nhưng thực tế hàng hóa nhận được là hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Thủ đoạn của các đối tượng này thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, địa chỉ không có thật hoặc giả mạo địa chỉ để giao dịch nhưng tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch vừa làm nơi ở, cất giấu hàng hóa nên khó khăn cho công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, bắt giữ và xử lý hành vi vi phạm.
Khó kiểm soát
Trên thực tế, việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục của các sàn giao dịch TMĐT cũng là một kẽ hở để các đối tượng lợi dụng đưa hàng hóa vi phạm lên bày bán công khai trên các sàn này. Có những đối tượng duy trì thường trực hàng trăm tài khoản trên các sàn giao dịch TMĐT để ngay lập tức có thể thay đổi khi bị phát hiện.
Những đối tượng lợi dụng TMĐT để buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin hoặc có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách việc này. Các đối tượng tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ Internet để kinh doanh các mặt hàng vi phạm như sử dụng công nghệ bán hàng đa kênh, ngồi một nơi nhưng có thể quản lý bán hàng ở nhiều điểm khác nhau; sử dụng thành thạo các công cụ marketing trực tuyến; đầu tư mạnh vào các tiện ích của mạng xã hội để thu hút người mua hàng. Điển hình là các vụ việc lợi dụng hình thức livestream trên mạng xã hội để bán hàng lậu, hàng giả… Đồng thời cũng tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng Internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin.
Mới đây nhất, lực lượng Quản lý thị trường đã cùng các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý vụ kinh doanh hàng lậu, hàng giả thông qua TMĐT lớn nhất từ trước tới nay.
Vào ngày 7/7, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K02) và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) phát động mũi tấn công vào một kho hàng lậu, hàng giả tại TP Lào Cai. Kho hàng này có quy mô trên 10.000 m2 được dùng để chứa trữ hàng hóa và làm địa điểm tổ chức kinh doanh trên Internet, do đối tượng Trần Thành Phú (28 tuổi) cầm đầu. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện toàn bộ hàng hóa tại đây là hàng nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ; một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng của những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong trong 34 container, với tổng số 158.014 đơn vị sản phẩm nằm trong 237 chủng loại hàng hóa. Hiện cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra làm rõ vụ việc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Kiên quyết chống gian lận thương mại điện tử TMĐT đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại cũng có những nguy cơ lớn trong việc xuất hiện các hành vi gian lận thương mại. Nếu không quản lý tốt, TMĐT thậm chí sẽ trở thành một "mảnh đất" dung dưỡng cho lừa đảo, trục lợi người tiêu dùng, phá hoại sản xuất, phá hoại thị trường. Để kiên quyết chống gian lận TMĐT, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương cần nghiêm túc thực hiện, triển khai, phối hợp có hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Đồng thời, các đơn vị cũng phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của các DN sở hữu các website TMĐT trong việc bảo vệ người tiêu dùng; cam kết bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Giám đốc điều hành Hiệp hội chống hàng giả quốc tế (REACT) Ronald Brohm: Áp dụng khoa học công nghệ để ngăn chặn Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực TMĐT phát triển sôi động nhất. TMĐT phát triển mang lại nhiều lợi ích cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng mua sắm tiện lợi hơn, giá cả rẻ hơn, giúp DN đa dạng kênh phân phối, tiếp cận thị trường, giảm chi phí… Tuy nhiên, TMĐT xuyên biên giới phát triển mạnh và trở thành xu hướng tất yếu trong thương mại toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trong việc hợp tác thúc đẩy phát triển cũng như kiểm soát hoạt động này. Để tăng cường kiểm soát, thực thi đấu tranh ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại thông qua môi trường TMĐT, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và DN ngày càng tốt hơn, Việt Nam cần thay đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý và quan trọng hơn nữa cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Thanh Nguyễn (ghi) |
Tin liên quan
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Nhiều "đại gia" nộp thuế sau cưỡng chế
09:52 | 03/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
19:33 | 02/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
22:54 | 31/10/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK