Bài 1: Muôn hình vạn trạng nợ thuế
Đã xử lý khoanh nợ, xóa nợ thuế được hơn 34,8 nghìn tỷ đồng | |
Nhiều giải pháp xử lý nợ thuế khi số nợ có xu hướng tăng | |
Không miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đi thuê, mượn |
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Hải Phòng Ảnh minh họa: T.Bình |
Danh sách DN chây ỳ nợ thuế được các đơn vị hải quan “bêu” tên trên các phương tiện truyền thông ngày càng dài, có những DN chậm nộp nhiều năm nhưng cơ quan Hải quan chưa thể thu đòi do 1001 lý do. Trước thực trạng này, Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý và thu hồi nợ đọng thuế.
Con số “khoác áo” nợ
Năm 2022, theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, các đơn vị trong toàn ngành đã chủ động, nỗ lực trong công tác đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ thuế; thường xuyên theo dõi, rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế đối với các DN trên địa bàn, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu để xử lý theo quy định.
Tại Cục Hải quan Lạng Sơn, tính đến 31/12/2022, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn đối với các tờ khai đã thông quan là 184,3 tỷ đồng. Trong đó nợ khó thu thuộc diện khoanh, xóa là 180,78 tỷ đồng; nợ có khả năng thu là 2,5 tỷ đồng; nợ phạt vi phạm hành chính là 0,68 tỷ đồng. Trong đó, nhiều DN bị “xướng tên” nhiều lần nhưng đến nay hầu hết DN đã ngừng hoạt động, bỏ trốn... và số nợ đã trên 10 năm, có những DN nợ đã gần 20 năm.
Năm 2022, một số cục hải quan tỉnh, thành phố có kết quả thu hồi nợ thuế tốt là: Cục Hải quan TPHCM thu hồi đạt 96,91 tỷ đồng; Cục Hải quan Hải Phòng thu hồi đạt 49,4 tỷ đồng; Cục Hải quan Bình Dương thu hồi đạt 47,44 tỷ đồng; Cục Hải quan Đồng Nai thu hồi đạt 46,15 tỷ đồng; Cục Hải quan Hà Nội thu hồi đạt 34,92 tỷ đồng. Một số cục hải quan có kết quả thu hồi nợ thuế chưa tốt là: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Định. |
Mới đây nhất, Cục Hải quan Nghệ An đã “bêu” thông tin liên quan của 56 DN có hoạt động qua địa bàn với số tiền nợ thuế lên tới trên 42 tỷ đồng. Trong tổng số 56 DN bị “bêu tên” này, hầu hết số nợ phát sinh từ năm 2012, nghĩa là số nợ thuế đã quá 10 năm và không còn khả năng thu.
Còn tại địa bàn do Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, tính đến ngày 15/11/2022, tổng số nợ thuế tại đơn vị phát sinh hơn 198 tỷ đồng, tăng 93 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Trong số này có hơn 95,3 tỷ đồng nợ khó thu; hơn 1,76 tỷ đồng nợ chờ xử lý; nợ có khả năng thu hơn 79,9 tỷ đồng; nhóm nợ phạt vi phạm hành chính hơn 21,5 tỷ đồng. Điển hình những DN có số nợ thuế cao như: Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia (hơn 29,7 tỷ đồng); Công ty TNHH Đá tấm xây dựng cao cấp (hơn 11,8 tỷ đồng); Công ty TNHH Metacor Việt Nam (gần 6,8 tỷ đồng); Công ty TNHH Việt Tân Phát (hơn 5,5 tỷ đồng); Công ty TNHH ô tô Phương Khanh (hơn 4 tỷ đồng)…
Số nợ thuế của các DN còn đọng lại hầu hết đều rơi vào tình trạng khó đòi, có DN nợ thuế đến 10 năm. Mặc dù Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu đã gửi văn bản cũng như gặp trực tiếp đại diện DN để đôn đốc nhưng DN đưa ra nhiều lý do để chây ỳ trong việc trả nợ.
Hay tại địa bàn quản lý của Cục Hải quan TPHCM, sau nhiều lần đôn đốc, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư “cực chẳng đã” phải ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp, địa chỉ tại số 146 đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM từ ngày 24/8/2022 để thi hành nội dung công văn số 9684/CTTPHCM-QLN ngày 12/8/2022 của Cục Thuế TPHCM vì có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với tổng số tiền cưỡng chế trên 280 tỷ đồng.
Nhiều trường hợp nợ thuế rất lớn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng đã được Cục Thuế TPHCM đề nghị Cục Hải quan TPHCM phối hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế thủ tục hải quan. Trước đó, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK của Công ty TNHH Timatex, địa chỉ tại lô 80, đường số 1, khu chế xuất Linh Trung 2, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TPHCM, vì nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định với số tiền 72 tỷ đồng.
Ngoài các DN trên, còn vô số DN đang cố “lờ” đi số tiền thuế còn nợ, điển hình như: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn, địa chỉ tại phường An Phú, quận 2, TPHCM, với số nợ thuế 404,5 tỷ đồng; Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà nợ 351,8 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ 339,3 tỷ đồng; Công ty CP Đức Khải nợ 334,3 tỷ đồng...
Hay hòng trốn tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước, Công ty CP Tập đoàn Hoàng Khang, địa chỉ tại phường 3, quận 5, TPHCM đã thực hiện hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn với số tiền nợ bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng. Nắm bắt được hành vi của DN, đầu tháng 11/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước (Cục Hải quan TPHCM) đã quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK của DN để thi hành quyết định hành chính về thuế.
Mới đây nhất (ngày 12/12/2022), do nợ tiền thuế quá hạn trên 47 tỷ đồng, Cục Thuế TPHCM đã đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK của Công ty CP tập đoàn Asanzo.
Ngoài ra, theo đề nghị của Cục Thuế TPHCM, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TPHCM) cũng ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK của Công ty CP Đầu tư xây dựng địa ốc Trường Thịnh Phát (TP Thủ Đức) do nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, tổng cộng gần 97 tỷ đồng.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng DN chây ỳ nợ thuế, ngày 30/8/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cái Mép (Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu) đã có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) phối hợp áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo Công ty TNHH Logistics XNK Oanh Nguyễn và Công ty TNHH Lunita do chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Hai Công ty này đều có số nợ thuế hơn 200 triệu đồng từ năm 2019, 2020;
Ráo riết chỉ đạo từ các cấp
Những năm qua, ngành Hải quan đã chú trọng xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ quá hạn để có giải pháp thu, xử lý nợ hiệu quả, hợp lý; đảm bảo công tác quản lý, cưỡng chế, thu hồi nợ được đồng bộ, nhất quán, đáp ứng mục tiêu công bằng xã hội giữa các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN.
Các cục hải quan tỉnh, thành phố cũng theo dõi chặt chẽ các khoản nợ; thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp để đôn đốc ngay từ khi nợ thuế mới phát sinh và thực hiện liên tục đến khi giảm nợ.
Theo lãnh đạo Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thu hồi nợ thuế trên cơ sở kiểm tra công tác phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu để ban hành quyết định giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các cục hải quan tỉnh, thành phố; chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát các nhóm nợ, trong đó mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng khoản nợ theo từng DN nợ, tình trạng thực tế của DN, xử lý hết các khoản nợ cũ, không để phát sinh nợ mới.
Trong đó khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Tổng cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch, triển khai công tác quản lý, giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế chuyên thu quá hạn, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính đối với các khoản nợ chuyên thu quá hạn phát sinh trước ngày 1/1/2022 của các tờ khai đã thông quan, giải phóng hàng tính đến thời điểm 31/12/2021 cho các cục hải quan tỉnh, thành phố và Cục Kiểm tra sau thông quan. Đồng thời, gắn trách nhiệm thu hồi và xử lý nợ thuế chuyên thu quá hạn, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính cho từng đơn vị cụ thể.
Mới đây nhất, để đảm bảo việc thực hiện theo dõi và quản lý nợ thuế, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện rà soát, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ phân loại các khoản nợ đang được theo dõi tại đơn vị và phân loại nợ theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK.
Ngoài ra, ngành Hải quan cũng triển khai và đôn đốc các cục hải quan tỉnh, thành phố hoàn thiện hồ sơ đối với các trường hợp có khả năng xóa nợ theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 để thực hiện xóa nợ nhằm làm giảm số nợ thuế.
Quá trình khoanh nợ, xóa nợ thuế được ngành Hải quan thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, bảo đảm điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công khai, minh bạch, thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và giám sát của người dân. Qua đó, nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc lợi dụng chính sách để trục lợi hoặc cố tình chây ỳ, nợ thuế.
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng DN “xù” nợ thuế, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung rà soát tất cả các trường hợp DN đang có nợ thuế quá thời hạn, đánh giá chi tiết từng khoản nợ, tình trạng thực tế của DN nợ. Đề nghị cơ quan chức năng địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh để cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN nợ thuế quá hạn và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như dừng làm thủ tục, cấm xuất cảnh, trích tài khoản...
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ không để phát sinh nợ thuế mà chủ DN bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh hoặc bỏ về nước (chủ DN là người nước ngoài)... không thu hồi được nợ thuế đối với hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng gia công, hàng NK để sản xuất hàng XK.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định hàng hóa XNK phải nộp xong thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng. Nếu chậm nộp thuế, DN phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp và phải chịu tiền lãi chậm nộp 0,05%/ngày tính trên số tiền chậm nộp. Thời gian bảo lãnh do Chính phủ quy định cụ thể. Hết thời hạn bảo lãnh, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền lãi chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh phải nộp thay số tiền thuế, tiền lãi chậm nộp. Việc bảo lãnh nợ thuế là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm tình trạng thất thu thuế XNK hiện nay, lãnh đạo Cục Thuế XNK cho biết thêm.
(Bài 2: Vì sao hiệu quả các biện pháp cưỡng chế không cao?)
Thống kê sơ bộ cho thấy, nợ thuế quá hạn do cơ quan Hải quan quản lý đến ngày 31/12/2022 là 5.716 tỷ đồng, tăng 2,44% so với năm 2021, bằng 1,3% số thu ngành Hải quan năm 2022. Cụ thể, nợ khó thu là 4.072 tỷ đồng; nợ chờ xử lý 45,66 tỷ đồng; nợ có khả năng thu 1.332 tỷ đồng và nợ do phạt vi phạm hành chính trên 265 tỷ đồng. Nguyên nhân phát sinh nợ thuế chủ yếu là do kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra sau thông quan mà các cục hải quan tỉnh, thành phố đã ban hành các quyết định ấn định thuế đối với một số các DN, dẫn đến làm phát sinh tăng số nợ tiền thuế phải thu. Về tình hình khoanh nợ tiền thuế và xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội, năm 2022 Tổng cục Hải quan thực hiện khoanh nợ tiền thuế đạt 688,8 tỷ đồng và thực hiện xóa nợ tiền thuế đạt 23,9 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Chủ động phương án đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan tại sân bay quốc tế Long Thành
14:24 | 19/12/2024 Hải quan
(Infographics) Kết quả thu của 10 đơn vị hải quan tỉnh, thành phố
08:11 | 19/12/2024 Hải quan
Hải quan An Giang đưa ra nhiều lưu ý giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ
21:15 | 18/12/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics