Afghanistan: Hệ lụy tất yếu của một Chính phủ yếu kém
Afghanistan: Chính phủ Mỹ hạ cờ tại Đại sứ quán ở thủ đô Kabul | |
Quân đội Mỹ bắt đầu chuyển thiết bị ra khỏi Afghanistan | |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ đến thăm Afghanistan |
Cờ của Taliban tung bay tại Afghanistan |
Sức kháng cự yếu ớt và bạc nhược của lực lượng an ninh Afghanistan đã không thể mang lại sức nặng cho đề xuất chia sẻ quyền lực muộn màng của chính quyền Kabul, khi mà Taliban đang rầm rộ tiến quân về thủ đô. Những cảnh báo của Mỹ và các nước khác rằng họ sẽ không công nhận một chính quyền Taliban lên nắm quyền bằng vũ lực cũng không thể ngăn cản bước tiến của lực lượng Hồi giáo cực đoan này. Kabul đã thất thủ chóng vánh. Cuộc xung đột tại Afghanistan gần như đã đi đến hồi kết trong một tiến trình không thể đảo ngược sẽ đưa Taliban trở lại quyền lực sau 20 năm.
Điều đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên chiến trường là việc các lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu rút quân. Trong khi thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi tháng 2/2020 giúp hợp pháp hóa các tay súng thánh chiến, để họ xuất hiện với tư cách là "những khách mời danh dự" ở Moscow, Tehran và Bắc Kinh, thì việc Washington rút quân đã mang lại cho lực lượng này cảm giác chiến thắng, thúc đẩy vị thế của Taliban trong một xã hội có tính bộ lạc và phân tầng sâu sắc. Chưa khi nào trong các cuộc đàm phán với Taliban, Mỹ có thể đạt được nhượng bộ từ nhóm này về một giải pháp chính trị ở Afghanistan. Trọng tâm đàm phán của Mỹ là rút các lực lượng một cách êm thấm và Taliban đã không nhắm mục tiêu vào người Mỹ ngay cả khi các tay súng của họ tiếp tục chiến dịch càn quét trên cả nước.
Mặt khác, việc Mỹ rút quân đã khiến Chính phủ Afghanistan, vốn bị chia rẽ nội bộ và thiếu sự ủng hộ ở các vùng nông thôn, mất đi lợi thế quan trọng nhất trong cuộc chiến, đó là sự hỗ trợ trên không. Trước sự tấn công dồn dập ở khắp các thành phố bị vây hãm trong nhiều tuần, hệ thống phòng thủ của Afghanistan sụp đổ như một lâu đài cát khi Taliban gia tăng sức ép. Chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani từ lâu đã tìm cách phớt lờ các cựu lãnh chúa trong nỗ lực củng cố quân đội quốc gia. Đến khi lực lượng quốc gia không thể bảo vệ các thành phố, ông Ghani quay sang cầu viện các thủ lĩnh sắc tộc, nhưng điều đó là quá muộn khi Taliban đã áp sát Kabul. Tổng thống Ghani đã rời khỏi đất nước, để lại đằng sau những hỗn loạn và lo âu, và tương lai bất định cho mảnh đất từng là cái nôi của khủng bố. Không khó để hình dung những hệ quả khôn lường mà cục diện của cuộc xung đột sẽ gây ra cho cả khu vực và xa hơn thế.
Tương lai chính trị của Afghanistan dường như không mấy tươi sáng. Nước này sẽ bị phân quyền, rời rạc và là một nhà nước yếu kém, như lịch sử đã chứng minh. Afghanistan đã không có một chính phủ tập quyền mạnh trong một thời gian dài. Nay Taliban trở lại quyền lực, điều này đặt ra câu hỏi thực sự là điều gì sẽ xảy ra đối với quyền của những người dân thường. Vấn đề lớn hơn là chiến tranh đã tàn phá tất cả cơ sở hạ tầng của Afghanistan và nước này là một trong những quốc gia nghèo nhất cũng như tham nhũng nhất trên thế giới với năng lực quản trị yếu kém.
Tin liên quan
Mỹ tái khẳng định quan điểm đánh giá Taliban dựa trên hành động
09:15 | 11/10/2021 Nhìn ra thế giới
Liên hợp quốc: Khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở Afghanistan
09:17 | 07/10/2021 Nhìn ra thế giới
NATO kêu gọi Nga, Trung Quốc chặn khủng bố lan rộng ở Afghanistan
19:29 | 05/09/2021 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK