Xây dựng và bảo vệ chuỗi giá trị lúa gạo trước biến động thị trường
Giá gạo tăng kéo theo không ít rủi ro cho các DN xuất khẩu. Ảnh: TL |
Thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn
Hạt gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất, từ nền sản xuất lúa gạo sang kinh tế lúa gạo. Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, chuyển biến này có được là nhờ các DN đã tận dụng được nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường truyền thống đang có xu hướng tăng trong thời gian qua.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với năm 2023. Trong 15 ngày đầu của tháng 4/2024, xuất khẩu gạo đạt 512 ngàn tấn, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2023. |
Ở góc độ DN, ông Đinh Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May (Đồng Tháp) cho biết, trong những tháng đầu năm, các thị trường xuất khẩu chính của công ty đều tăng trưởng tốt. Cụ thể, các sản phẩm gạo lúa tôm, lúa tôm sinh thái của Cỏ May có giá bán cao trên 1.000 USD/tấn. Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát cho biết, năm 2024 xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi khi đơn hàng nhiều, giá bán cũng có xu hướng tăng lên. Hiện nhu cầu từ các thị trường như Philippines, Indonesia vẫn đang tăng.
Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Ông Nguyễn Ngọc Nam cho biết, hiện tượng thời tiết, rủi ro kinh tế - chính trị - chính sách xuất nhập khẩu lương thực và tâm lý thận trọng vốn đã hiện hữu trên thị trường thương mại gạo trong nước và quốc tế từ những tháng đầu năm 2023 tiếp tục kéo dài sang đầu năm 2024. Theo đó, giá nội địa lẫn giá chào của các nước xuất khẩu lớn (ngoại trừ Ấn Độ) tiếp tục ghi nhận biên độ dao động lớn và có xu hướng bị chi phối bởi 2 nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tuy có nhưng do lo ngại rủi ro lẫn kỳ vọng như những gì đã xảy ra trong năm 2023 buộc các thương lái, kho vệ tinh lẫn DN đều phải giao dịch rất thận trọng khi chỉ tiến hành cung ứng, ký kết các đơn hàng giao ngắn ngày.
Bên cạnh đó, thị trường các nước nhập khẩu liên tục thay đổi chính sách. Điển hình như tại thị trường Philippines các thương nhân ký hợp đồng song không nhận hàng và đề nghị giảm giá. Hay như thị trường Indonesia đang giảm dần phụ thuộc vào nguồn cung gạo từ Việt Nam khi mở nhiều gói thầu nhỏ cho các quốc gia khác như Malaysia. Thị trường châu Âu cũng ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Ông Đinh Minh Tâm cũng nêu lên những khó khăn xuất phát từ việc giá gạo tăng cao. Cụ thể, kể từ khi Ấn Độ có chính sách cấm xuất khẩu gạo, giá gạo trong nước liên tục biến động khiến DN không dự báo được tương lai. DN phải mua gạo với giá cao để thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó, dẫn tới hiệu quả kinh doanh đi xuống. Bên cạnh đó, khi giá gạo tăng cao, người nông dân không thực hiện đúng cam kết, bán lúa gạo ra ngoài khiến sản lượng thu mua của DN bị giảm. “Các vùng liên kết của Công ty TNHH Cỏ May tại Kiên Giang, Cà Mau gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Vì vậy, sắp tới DN rất e ngại trong việc đầu tư giống cho nông dân vì sợ rằng khi thu hoạch không mua được hàng hóa mà nông dân cũng không trả lại tiền giống” – ông Tâm cho biết.
Ngoài các vấn đề kể trên, tín dụng vẫn là vấn đề được cộng đồng các thương nhân xuất khẩu gạo đặc biệt quan tâm. Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát cho biết, sau khi giá gạo liên tục tăng, với hạn mức tín dụng được cấp, lượng thu mua của công ty bị hụt khoảng 40% so với lượng hàng tồn kho của 2 năm trước. Do đó, bà Huyền mong muốn các ngân hàng tăng thêm hạn mức cho DN để đáp ứng nhu cầu thu mua.
Tăng cường hợp tác, giữ chữ tín
Là một DN khá thành công trong việc xây dựng chuỗi giá trị, Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vina Rice) đã xuất khẩu gạo chất lượng cao vào các thị trường khó tính như EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện giá xuất khẩu của Vina Rice vào các thị trường này thấp nhất là 980 USD/tấn.
Để xây dựng hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo, ông Trương Tấn Tài, Giám đốc Vina Rice cho rằng trước tiên cần xây dựng được thương hiệu gạo. “Thái Lan đã xây dựng được thương hiệu quốc gia chung cho gạo, còn tại Việt Nam các DN mạnh ai nấy làm và ít chia sẻ với nhau về thông tin thị trường” – ông Tài nhìn nhận. Kế đến, các DN và địa phương cần ngồi lại với nhau để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu. Việc đầu tư công nghệ cũng có vai trò rất quan trọng. Theo ông Tài, hiện các DN chưa quan tâm nhiều tới việc đầu tư vào dây chuyền máy móc, công nghệ. Đơn cử như dây chuyền chế biến lúa Japonica của Nhật hiện rất ít DN đầu tư. Trong khi việc đầu tư này sẽ giúp DN đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, DN cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để đảm bảo sự bền vững cho các liên kết giữa DN và nông dân, ông Đinh Minh Tâm mong muốn các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ DN, đồng thời tuyên truyền, động viên người dân giữ chữ tín, tạo môi trường thu mua hài hòa để nông dân có lãi và DN có hàng hóa. "Khi các liên kết bị phá vỡ, DN có thể sẽ chuyển đi đầu tư vùng nguyên liệu tại vùng khác, gây thiệt hại về lâu dài cho cả nông dân và địa phương" – ông Tâm nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay. Đồng thời định hướng nông dân và thương nhân tăng cường công tác bảo quản, chế biến đáp ứng các quy định nhập khẩu của các thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc.
Tin liên quan
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Gia tăng giá trị hạt gạo từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
08:03 | 21/05/2024 Kinh tế
Lộc Trời tăng lỗ do gánh nặng giá vốn và nợ vay
13:34 | 02/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics