Vướng mắc, bất cập khi Hải quan thực hiện thẩm quyền chống buôn lậu - Bài 2: Bất cập xử lý pháo nổ, tang vật vi phạm
Vướng mắc, bất cập khi Hải quan thực hiện thẩm quyền chống buôn lậu- Bài 1: Thẩm quyền điều tra hình sự- đừng “vẽ hổ giấy”! |
Tàu chở xăng A 92 không rõ nguồn gốc bị Hải đội 1 bắt giữ. Ảnh: T.Bình. |
Chưa tương xứng với thẩm quyền
Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính (Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 127/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP), Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) được xử phạt vi phạm hành chính tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Nhưng thực tế hiện nhiều vụ việc vi phạm có trị giá tang vật lớn, quy định về chế tài xử phạt như vậy là chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.
Mặt khác, về xử lý tang vật vi phạm cũng phát sinh nhiều vướng mắc. Nội dung này được thực hiện theo quy định tại 3 luật: Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu giá tài sản, dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài phát sinh nhiều chi phí lưu kho, thuê bãi…
Đặc biệt, các văn bản hướng dẫn xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu còn nhiều vướng mắc như xác định giá khởi điểm, giá bán niêm yết… Hoặc trường hợp hàng hóa vi phạm tịch thu xong không bán được. Ví dụ, gần đây Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc- Hải đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu) phát hiện, bắt giữ và tịch thu gần 43 m3 (tương đương hơn 40.000 lít) xăng A92 không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ được bán cho doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, khi doanh nghiệp không mua việc bán hàng hóa tịch thu theo quy định không thực hiện được, việc tiêu hủy hàng chục nghìn lít xăng cũng không xong!
Một vướng mắc lớn khác liên quan đến giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án đối với các vụ vi phạm do cơ quan Hải quan tịch thu, sung công quỹ.
Đây là những vụ vi phạm đã được Cục Điều tra chống buôn lậu điều tra, khởi tố vụ án hoặc kiến nghị khởi tố, sau đó cơ quan điều tra đình chỉ, kết luận hồ sơ giả, gian dối để hợp thức hóa hàng bất hợp pháp, nhưng lại chuyển hồ sơ lại cho cơ quan Hải quan tịch thu hàng hóa vi phạm. Đáng lưu ý, giai đoạn cơ quan Hải quan, cơ quan điều tra thực hiện xác minh, yêu cầu chủ hàng có mặt để làm việc nhưng các đối tượng liên quan đều bỏ trốn. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra đình chỉ, cơ quan Hải quan đã tịch thu hàng hóa, nghịch lý là các đối tượng lại xuất hiện, tiến hành khởi kiện ra tòa để đòi hàng hóa vi phạm đã bị cơ quan Hải quan tịch thu…
Để tháo gỡ vướng mắc, bất cập nêu trên, Cục Điều tra chống buôn lậu kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật hình sự (về thẩm quyền điều tra, trình tự, thủ tục điều tra…) và hướng dẫn để cơ quan Hải quan có căn cứ pháp lý khi xử lý vụ việc.
Về bất cập trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, đề nghị sửa đổi thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.
Liên quan đến tình trạng “doanh nghiệp ma” trong hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Chính phủ sửa đổi quy định liên quan đến thành lập doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhưng phải đảm bảo được yêu cầu quản lý với người đứng đầu doanh nghiệp, nhằm không để xảy ra tình trạng lợi dụng thành lập “doanh nghiệp ma” để buôn lậu, trốn thuế…
Vướng thực hiện thẩm quyền xử lý pháo nổ
Ngoài vướng mắc, bất cập trong một số quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan còn gặp vướng mắc, chồng chéo trong thực hiện thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ với Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Cụ thể, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết: Quy định nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với phương tiện vận tải, xử lý vi phạm tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền của BĐBP (theo Nghị định 112/2014/NĐ-CP, Thông tư 09/2016/TT-BQP) chưa phù hợp với Luật Hải quan, chưa phân định rõ trách nhiệm của BĐBP và có phần chồng lấn với nhiệm vụ của cơ quan Hải quan đối với hoạt động này trong địa bàn hoạt động hải quan.
Theo mẫu Giấy phép liên vận quy định tại Thông tư 88/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan Hải quan và BĐBP đóng dấu trên Giấy phép liên vận tại 2 ô khác nhau. Do đó, khi phương tiện xuất nhập cảnh (XNC) qua cửa khẩu, 2 lực lượng Hải quan và BĐBP đều làm thủ tục giống như như kiểm tra hồ sơ, đăng ký, cập nhật, lưu trữ thông tin của phương tiện và người điều khiển phương tiện, kiểm tra, giám sát phương tiện, đóng dấu lên Giấy phép… Điều này làm tăng thủ tục hành chính, không phù hợp với chủ trương cải cách, làm tăng thời gian thông quan, dễ xảy ra chồng chéo…
Ngoài ra, theo quy định tại Pháp lệnh 23/2004/PL-UBTVQH11 về tổ chức điều tra hình sự, cơ quan Hải quan và BĐBP đều có thẩm quyền điều tra đối với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới.
Nhưng hiện nay, theo quy định tại Điều 33, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018), chỉ cơ quan Hải quan có thẩm quyền điều tra, khởi tố vụ án đối với hành vi buôn bán pháo nổ qua biên giới. Thực tế ở một số cửa khẩu, khi lực lượng Hải quan phát hiện hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, pháo, công cụ hỗ trợ… lực lượng Biên phòng cho rằng liên quan đến an ninh quốc phòng, đề nghị phải chuyển giao cho BĐBP xử lý.
Để tránh chồng chéo trong thực hiện quy định này, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị cơ quan có thẩm quyền cụ thể hóa danh mục hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng thuộc thẩm quyền xử lý của BĐBP.
Tin liên quan
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Một phụ nữ mua hơn tạ pháo nổ từ Campuchia qua zalo
12:22 | 14/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Nam Giang phối hợp bắt gần 25 kg pháo nổ
19:33 | 12/11/2024 An ninh XNK
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics