Với Việt Nam, năng lượng tái tạo bao nhiêu là phù hợp?
Rầm rộ là thế, điện mặt trời cũng chỉ đáp ứng được chút ít nhu cầu | |
Cần đơn vị cầm trịch trong phát triển điện mặt trời | |
EVN cũng mong muốn phát hết công suất điện năng lượng tái tạo |
Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tăng vọt trong vòng 2 năm
Phát biểu tại buổi khai mạc Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam với chủ đề "Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm từ quốc tế” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) phối hợp với cơ quan điều phối là Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh tổ chức sáng nay 17/9, tại Hà Nội, ông Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Thời gian qua, nguồn điện cung cấp cho phát triển công nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để thúc đẩy sản xuất và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ trong thời gian 2 năm trở lại đây, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia tăng nhanh, từ mức không đáng kể lên hơn 9% với 2 nguồn chủ yếu là điện gió và điện mặt trời.
“Đó là những thay đổi tích cực thể hiện sự nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam. Năng lượng tái tạo là tương lai của hệ thống điện”, ông Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh.
Ông Lê Hải Đăng, Trưởng Ban Chiến lược (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thông tin thêm: Với đặc thù của Việt Nam hiện nay, 50% điện sử dụng do điện than đảm nhận. 8 tháng đầu năm nay, phần năng lượng tái tạo đã phát lên lưới là 2,8 tỷ kWh, đạt hơn 106% dự kiến cả năm 2019.
Đáng chú ý, trong các tháng đầu năm, nguồn điện mặt trời đã bổ sung tốt cho cung cấp điện. Công suất tối đa ghi nhận 3.519 MW, sản lượng phát 25-26 triệu kWh, tương đương 1 nhà máy điện than 1.200 MW như Vĩnh Tân 1, 2 hay Duyên Hải 1.
“Điểm nghẽn” của năng lượng tái tạo (HQ Online)- Bộ Công Thương đang trình và chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định để giải quyết điểm nghẽn về giá nhằm thúc đẩy ... |
Liên quan tới câu chuyện năng lượng tái tạo, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đưa ra góc nhìn xoáy vào tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn hệ thống điện, để vừa đảm bảo vận hành ổn định, an toàn hệ thống, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
“Các nước khác, do đặc điểm khác nhau, tỷ lệ có thể lên đến 30%, thậm chí phấn đấu đến 60 -70% năng lượng tái tạo. Với Việt Nam, chúng tôi đã trao đổi với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, họ đều nhận định nguồn năng lượng này chiếm khoảng 10-15% công suất của hệ thống điện. Dự kiến, đến 2025, tổng công suất hệ thống điện khoảng gần 100.000 MW thì năng lượng tái tạo khoảng 15.000 MW là vừa", ông Quân cho hay.
Khuyến khích bằng cơ chế giá
Với năng lượng tái tạo, ông Đỗ Đức Quân đánh giá: Hệ thống lưu trữ đóng vai trò rất quan trọng. Sự phát triển hệ thống lưu trữ điện gió, điện mặt trời hiện nay còn đắt, nhiều vấn đề. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng như ngân hàng lớn đang tập trung đầu tư, nghiên cứu sáng tạo ra hệ thống lưu trữ mới, đảm bảo môi trường.
"Hy vọng khi hệ thống lưu trữ điện phát triển được thương mại hoá, giá hành hợp lý… năng lượng tái tạo có tương lai tươi sáng hơn", ông Quân nói.
Theo ông Lê Hải Đăng, muốn thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cần phải có các giải pháp tính toán, xác định giới hạn công suất truyền tải trên đường dây 500kV Bắc-Nam; bổ sung thêm các hệ thống bảo vệ đặc biệt (sa thải phụ tải theo điện áp, theo giới hạn ổn định); đồng thời, nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị tích trữ năng lượng...
Muốn phát triển năng lượng tái tạo cần có chính sách giá điện (HQ Online)- Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng nhưng vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam được dự báo là sẽ ... |
Để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo cơ chế giá FIT (là giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện) để có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 12.700MW điện mặt trời và 7.200MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023 (ưu tiên phát triển các dự án đã có quy hoạch và không bị ràng buộc lưới điện truyền tải).
Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng kiến nghị sớm hoàn thiện và ban hành các quy định phát triển năng lượng tái tạo theo hình thức đấu thầu nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm giá mua điện từ các dự án...
Ông Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh: "Điều quan trọng hiện nay là từng bước hoàn thiện quá trình chuyển dịch từ nguồn nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo, để việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đóng góp trực tiếp cho sự vận hành, phát triển của ngành điện mà còn mang lại những ảnh hướng tích cực đến đời sống-xã hội cũng như sự phát triển chung của toàn nền kinh tế".
Tin liên quan
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK