VN-Index “lên chậm, xuống nhanh”, chuyên gia nói gì?
USD mạnh lên, đẩy giá vàng đi xuống | |
Chỉ số giá USD giảm nhanh, đẩy giá vàng đi lên | |
Chuyên gia nói gì về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam? |
Thị trường chứng khoán đang chứng kiến sự chồi sụt của chỉ số VN-Index Ảnh: ST |
VN-Index lao dốc
Đi ngược lại với diễn biến chung của thị trường chứng khoán thế giới, trong nửa đầu tháng 7, thị trường chứng khoán trong nước bất ngờ sụt giảm mạnh. Trước đó, VN-Index đã ở mức 1.420 điểm (vào ngày 5/7) trước khi sụt giảm mạnh cũng ở tuần đầu tiên của tháng này. Hiện nay, VN-Index đã xuống mức thấp nhất là 1.225 điểm sau đó hồi phục lại ở mức 1.290 điểm trước khi giảm lại về mức 1.268 điểm ở mức hiện tại. Sự sụt giảm này của chỉ số VN-Index được các chuyên gia ví von với hình ảnh “đi lên bằng thang bộ và đi xuống bằng thang máy”. So với thời điểm VN-Index ở mức cao nhất thì chỉ số này đã giảm tới gần 200 điểm, tương ứng với 15% giá trị thị trường.
Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), sự điều chỉnh của thị trường diễn ra trên diện rộng, tại tất cả phân khúc vốn hóa từ nhỏ, trung bình đến lớn khiến cho các chỉ số từ VNI, VN30, HNX-Index, VNMidcap và VNSmallcap đều ghi nhận mức giảm.
Các chuyên gia đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Theo đó, tình hình dịch bệnh do Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là TPHCM, khiến Chính phủ phải siết chặt hơn các biện pháp giãn cách xã hội. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng cuối năm so với kỳ vọng ban đầu, đã tác động mạnh tới tâm lý của các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, nếu những lần trước, dịch bùng phát ở phạm vi một vài khu vực, không lan rộng, đặc biệt là không bị ảnh hưởng nặng nề đến TPHCM, thì lần này khác hoàn toàn.
“Đợt dịch lần này đã tạo ra lo ngại về sự tác động lên tăng trưởng GDP năm 2021. Về cơ bản, đây là nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ 2 là do thanh khoản của thị trường chứng khoán hiện tại phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân giao dịch trên thị trường hàng ngày, hiện chiếm khoảng 80-90 % mức độ thanh khoản của thị trường. Theo đó, thị trường bị tác động lớn bởi tâm lý của nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong khi đó, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân sẽ dễ bị tác động mạnh hơn so với nhà đầu tư tổ chức hoặc là các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Nguyễn Thế Minh phân tích.
Thị trường sẽ hồi phục nhanh khi kiểm soát được dịch bệnh
Một số nguyên nhân khác cũng góp phần làm cho thị trường giảm điểm mạnh, như đến từ yếu tố margin (giao dịch ký quỹ) của thị trường. Từ đầu năm đến nay, margin của thị trường rất cao, lên đến hơn 110 nghìn tỷ đồng, hầu như các công ty chứng khoán đều full margin trong khi chưa kịp thực hiện việc tăng vốn điều lệ, do đó, thời điểm rơi của thị trường một phần chịu sự tác động bởi yếu tố này. Bên cạnh đó, vào thời điểm tháng 6/2021, chỉ số P/E (vốn hóa DN/lợi nhuận sau thuế) của thị trường vào khoảng 18, do đó thị trường không còn hấp dẫn so với giai đoạn trước, đồng nghĩa với việc rủi ro của thị trường cũng tăng lên, dòng tiền mới của nhà đầu tư tham gia vào thị trường sẽ chậm lại khi nhà đầu tư ngại giải ngân hơn.
Dự báo thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, không thể dự đoán được chính xác dịch bệnh sẽ kéo dài đến đâu nhưng có thể đưa ra được hai kịch bản khả năng có thể xảy ra.
Kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh có thể được kiểm soát trong tháng 8, theo đó tăng trưởng GDP kỳ vọng có thể giữ được ở mức trên 6%. Với kết quả này thì VN-Index có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng trong khoảng từ 1.450 đến 1.500 điểm.
Kịch bản thứ hai, nếu chúng ta chưa kiểm soát được dịch bệnh trong tháng 8 mà phải đến hết quý 3 mới kiểm soát được dịch bệnh và tình hình có thể ổn định trở lại từ tháng 10 thì nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt ở mức 5,5 %. Trong kịch bản này thì chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất ở vùng đỉnh cũ 1.420 điểm. Như vậy, các kịch bản của thị trường chứng khoán đều phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ kiểm soát dịch bệnh tới đâu.
Còn theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, thị trường bị sụt giảm bởi sự lo ngại về dịch bệnh nên khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường sẽ hồi phục rất nhanh, điều này đã được kiểm chứng nhiều lần từ năm 2020 cho đến nay. Bên cạnh đó, gốc rễ để thị trường chứng khoán phát triển là những yếu tố kinh tế vĩ mô, sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, yếu tố dòng tiền… tất cả những yếu tố này hiện vẫn đang tích cực. Về dòng tiền, hiện chính sách tiền tệ vẫn đang được nới lỏng, lãi suất vẫn thấp, dòng tiền có sự dịch chuyển từ kênh tiết kiệm và các kênh đầu tư khác gặp khó khăn bởi Covid sang kênh đầu tư chứng khoán. Điều đó lý giải vì sao thanh khoản của thị trường vẫn cao gấp ba lần so với cùng kỳ và diễn biến của thị trường chứng khoán vẫn khả quan, vượt đỉnh lịch sử và tạo lập những vùng giá mới. Về yếu tố kinh tế vĩ mô, Việt Nam vẫn đang duy trì tăng trưởng dương so với mặt bằng chung của thế giới. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN niêm yết, đến hết quý 1, lợi nhuận tăng trưởng khoảng 60%. Dự báo kết quả kinh doanh của quý 2 sẽ khả quan, tăng trưởng không thấp hơn 30%. Dự báo cả năm 2021 tăng trưởng sẽ vào khoảng 25%.
“Đây là những yếu tố khả quan, tích cực, là nền tảng để thị trường chứng khoán phát triển trong dài hạn. Khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường chắc chắn sẽ hồi phục nhanh. Chúng ta đang kỳ vọng sớm kiểm soát được dịch và thị trường chứng khoán sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại. Vùng 1.400 đến 1.450 điểm của VN-Index phù hợp với mức định giá tương ứng với mức tăng trưởng lợi nhuận từ 25-30 % của các doanh nghiệp niêm yết năm 2021”, ông Đỗ Bảo Ngọc dự báo.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK