Vì sao khối ngoại bán ròng một loạt cổ phiếu tốt?
Cơ hội để thị trường vượt đỉnh cũ là khả quan? | |
Hoạt động hiệu quả, vì sao giá cổ phiếu OCB vẫn thấp hơn mặt bằng chung? |
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các cổ phiếu trên HoSE đã giảm từ 21% (cuối năm 2019) còn 18% (hiện nay). |
Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), trong 6 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã bán ròng 29.876 tỷ đồng, tương đương với hơn 1,3 tỷ USD bị rút ròng ra khỏi HoSE. Con số này là gần gấp đôi mức bán ròng của khối ngoại trong cả năm 2020 (15.214 tỷ đồng). Nếu tính từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới gần 46.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.
Đáng chú ý, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với gần 13.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu này vẫn liên tiếp lập đỉnh nhờ đà tăng của giá thép cùng kết quả kinh doanh khả quan từ mảng nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu “vua” cũng ghi nhận một số mã bị khối ngoại bán ròng mạnh là VNM (6.200 tỷ đồng), CTG (6.000 tỷ đồng), VPB (4.500 tỷ đồng), MBB (2.400 tỷ đồng) và BID (1.359 tỷ đồng) bất chấp sự thăng hoa của những cổ phiếu này suốt từ đầu năm đến nay.
Trong báo cáo chiến lược về dòng tiền nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được công bố, ông Matthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng đã chỉ ra tình trạng khối ngoại bán ròng những cổ phiếu tốt. Theo đó, có một vài trường hợp, việc bán ròng của khối ngoại có thể xem như là hoạt động tái phân bổ danh mục đầu tư khi các vị thế đã đạt đến những giới hạn tối đa trong danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, một tỷ trọng đáng kể cũng có thể xem là hoạt động chốt lời đơn giản.
Tin mừng là Việt Nam không phải là thị trường duy nhất bị khối ngoại bán tháo. Khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu trên toàn khu vực châu Á từ đầu năm. Mặc dù nhìn ở khía cạnh đơn lẻ dòng tiền nước ngoài rút ra khỏi Việt Nam có vẻ khá lớn, nhưng so với dòng tiền ròng bị rút ra khỏi hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực thì lượng bán ròng tại Việt Nam là không đáng kể.
Các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) dường như đã bị các nhà đầu tư bán tháo trong nửa đầu năm 2021 do có nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát trên toàn cầu, hay việc tái bùng phát đại dịch Covid-19 tại châu Á cũng như lo ngại về giá hàng hóa trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.
Cụ thể, tổng trị giá cổ phiếu bán ròng của Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam trong tháng 5 là 12 tỷ USD; trong đó Việt Nam chỉ chiếm 4%.
Theo ông Matthew, tình trạng bán ròng sẽ không kéo dài, bởi các quỹ tương hỗ tập trung vào thị trường Việt Nam (thay vì đầu tư theo danh mục chuẩn của các thị trường cận biên trên toàn cầu) sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội nhờ vào câu chuyện vĩ mô tích cực tại Việt Nam, cộng thêm tiềm năng thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.
Đà tăng giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa chững lại dù khối ngoại liên tục bán tháo, nhờ các nhà đầu tư trong nước đang là nhân tố chính chi phối thị trường. Ông Mattew Smith kỳ vọng mức thanh khoản sẽ tăng lên nhiều hơn trong nửa cuối năm 2021, nhưng độ biến động cũng sẽ lớn hơn khi thị trường tăng cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư nên thận trọng và tập trung vào các cổ phiếu chất lượng.
Tin liên quan
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics