Vẫn còn điều kiện kinh doanh thiếu rõ ràng, dẫn tới sự tùy ý của cơ quan quản lý
Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 27/2, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo với chủ đề “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”.
Trong giai đoạn 2017-2019, đã có gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo các nội dug về cải cách điều kiện kinh doanh. Vì thế, các bộ, ngành đã nỗ lực rà soát, đề xuất cắt bỏ, đơn giản khoảng 50% số điều kiện kinh doanh để giảm gánh nặng về quy định, thủ tục. Nhờ vậy mà đã giảm được thời gian, chi phí và rủi ro cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), đến hết năm 2019, hơn 30 văn bản về điều kiện kinh doanh được ban hành, về cơ bản các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt; các điều kiện kinh doanh trùng lặp cũng được cắt bỏ, chuyển điều kiện kinh doanh sang quản lý theo quy chuẩn và tiêu chuẩn. Cùng với đó một số điều kiện kinh doanh được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu.
Vì thế, kết quả rà soát độc lập cho thấy đã cắt giảm thực chất được khoảng hơn 30% điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, đánh giá về mức độ cải cách, bà Nguyễn Minh Thảo cho rằng, việc cắt giảm chủ yếu dưới hình thức “đơn giản hóa”, ít cắt bỏ. Vì thế, vẫn còn các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý hoặc không có ý nghĩa về hiệu quả quản lý nhà nước hoặc điều kiện trong điều kiện kinh doanh. Vẫn còn điều kiện kinh doanh thiếu rõ ràng, có thể dẫn tới sự tùy ý của cơ quan quản lý nhà nước.
Từ báo cáo trên, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng để tạo đột phá mới về cải cách điều kiện doanh doanh thì cần phải có những thay đổi về quản lý nhà nước.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định về kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể là cắt giảm ít nhất 20% số lượng văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ; cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh trong mỗi năm.
Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, thời gian tới, để cắt giảm được thực chất, quá trình soạn thảo luật doanh nghiệp và luật đầu tư sửa đổi cần tiếp tục thúc đẩy tự do kinh doanh, xỏa bỏ rào cản gia nhập thị trường. Hơn nữa, các bộ, ngành cần tính toán đầy đủ chi phí lợi ích của quy đinh, thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường kỷ luật thị trường.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh đến vai trò của việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, công việc này có thể vất vả hơn cho các cơ quan quản lý, bởi thay vì ngồi kiểm tra hồ sơ thì họ phải đi kiểm tra thực tế.
Cùng với những giải pháp trên, các chuyên gia tại hội thảo cũng đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi các luật có liên quan để bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành. Đồng thời, giám sát việc tổ chức thực hiện, xử lý nghiêm những hành vi cố tình gây khó khăn cho doanh nghiệp, thiết lập cơ chế đối thoại và phản hồi của cộng đồng đoanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình cải cách để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK