Facebook Twitter youtube Tiktok

Vai trò quan trọng của dòng tiền nội trên thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Đóng vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây chính là dòng tiền nội. Sự tăng trưởng của số lượng nhà đầu tư trong nước cho thấy đây vẫn sẽ là dòng tiền chiếm ưu thế chủ đạo trên thị trường chứng khoán, bên cạnh sự đóng góp quan trọng của khối ngoại.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm nhẹ
Đà tăng của giá dầu - nỗi lo của thị trường chứng khoán
Dòng tiền chảy vào chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục tăng cao trong năm 2022
Nhà đầu tư trong nước tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều hơn. 	Ảnh: ST
Nhà đầu tư trong nước tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều hơn. Ảnh: ST

Dòng tiền chủ đạo

Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong thời gian qua, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng trưởng tích cực, trong đó nhà đầu tư trong nước chiếm ưu thế. Năm 2021 đã có tới 1,5 triệu tài khoản chứng khoán mở mới. Chỉ riêng tháng 2/2022 có hơn 200 nghìn tài khoản của nhà đầu tư trong nước mở mới trên thị trường, qua đó tăng số lượng tài khoản chứng khoán của Việt Nam lên hơn 4,5 triệu tài khoản.

Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng hơn 60 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 thì động lực chính dẫn dắt đà đi lên của thị trường trong năm này là dòng tiền mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Theo đánh giá, trong năm 2022, vai trò của dòng tiền từ nhà đầu tư nội vẫn đóng vai trò chủ đạo trên thị trường.

Ông Dương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, 2021 là một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán, quy mô thanh khoản của thị trường liên tục có sự tăng trưởng, ghi nhận mức kỷ lục trung bình trên 26.500 tỷ đồng/phiên. Những con số biết nói này phản ánh sự thành công và sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong năm 2021 đối với các nhà đầu tư. 2021 cũng là một năm ấn tượng trong thu hút lượng nhà đầu tư mới vào thị trường. “Sự tham gia năng động chủ yếu đến từ khối các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân”, ông Dương Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, dòng tiền vào thị trường đã và đang tăng mạnh, trong đó, chiếm phần lớn là dòng tiền đến từ các nhà đầu tư trong nước. Đánh giá về vấn đề này, ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ SGI (SGI Capital) cho rằng, sự thay đổi này đánh dấu một giai đoạn mới, thị trường chứng khoán thực sự trở thành một kênh đầu tư bên cạnh những kênh đầu tư truyền thống như gửi ngân hàng, đầu tư bất động sản của đại đa số người Việt Nam trong thời gian trước. Theo ông Phúc, kinh tế Việt Nam phát triển đến giai đoạn thu nhập và những nhu cầu cơ bản và thiết yếu như thực phẩm, ăn mặc… đã được đáp ứng, và khi phát triển đến giai đoạn thu nhập bình quân tăng lên, vượt qua 3.000 USD lên đến khoảng 5.000 USD/người/năm thì nhu cầu về đầu tư tài chính, về làm giàu sẽ gia tăng rất nhanh, Việt Nam đang dần tiệm cận giai đoạn đó. “Hai năm vừa qua, khi xảy ra đại dịch Covid 19, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ mới đã kích hoạt một làn sóng tham gia đầu tư đông đảo vào thị trường chứng khoán. Đây là xu hướng mới, bắt đầu cho giai đoạn mới và chúng ta sẽ còn tiếp tục nhìn thấy sự tham gia vào thị trường chứng khoán của ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư trong nước vào các năm tới. Khoảng 10- 20% dân số sẽ có tài khoản chứng khoán như sự phát triển trước đây của Trung Quốc hay Thái Lan. Tuy nhiên, các quốc gia này phát triển trước chúng ta 20-30 năm. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì quá trình đó sẽ rút ngắn lại, chỉ khoảng 5-10 năm”, ông Phúc nhận định.

Cần coi trọng, phát triển cả hai dòng vốn nội và ngoại

Theo ông Dương Ngọc Tuấn, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong 2 năm vừa qua với vai trò dẫn dắt của nhà đầu tư trong nước chứng minh một điều là tiềm năng, nội lực của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất lớn, nếu biết khai thác được nội lực này thì chúng ta có thể giúp thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, điều đó không có nghĩa chúng ta không quan tâm đến dòng vốn ngoại, bởi đây là dòng vốn hết sức quan trọng và thiết yếu với bất kì thị trường chứng khoán nào. Thời gian qua xuất hiện hiện tượng rút vốn ra khỏi thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam không giảm so với những năm trước mà vẫn duy trì ở mức khá ổn định, chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Dòng vốn ngoại đã và sẽ mang lại những nguồn vốn lớn, tiềm năng. So với quy mô những thị trường chứng khoán trong khu vực và quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé. Sự tham gia của những nhà đầu tư quốc tế lớn, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc dẫn dắt xu hướng đầu tư. Họ đồng thời đem lại nhiều kinh nghiệm, những thông lệ quốc tế để thị trường sôi động hơn, lành mạnh hơn. Thậm chí họ có những tác động đến khía cạnh quản trị cho những DN Việt Nam mà họ tham gia vào. Do đó, về dài hạn, chúng ta cần coi trọng và phát triển cả hai dòng vốn nội và ngoại”, ông Tuấn phân tích.

Khẳng định chắc chắn việc sẽ cần cả hai dòng vốn, vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài để phát triển thị trường chứng khoán cũng như phát triển DN Việt Nam, ông Lê Chí Phúc cho rằng, chúng ta cần những công nghệ mới, kinh nghiệm, chuẩn mực quốc tế ở mức cao của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông Phúc, sự đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài cũng có những tính chất dẫn dắt trong 20 năm qua đối với thị trường tài chính trong nước. Trong nhiều năm tới, vai trò này vẫn rất cần thiết. Với phần đông các nhà đầu tư ở Việt Nam, kiến thức đối với kênh tài sản này còn tương đối hạn chế, dễ dẫn đến chuyện bị dẫn dắt vào những phần rủi ro trên thị trường chứng khoán, vì thế sự dẫn dắt của những nhà đầu tư nước ngoài và những nhà đầu tư tổ chức trong nước đối với dòng vốn kể cả trong nước lẫn nước ngoài đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Hoài Anh

Tin liên quan

Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su

Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su

(HQ Online) - Cao su là một trong những ngành hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho Việt Nam. 10 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,54 triệu tấn, trị giá trên 2,52 tỷ USD, giảm 4,9% về lượng, nhưng tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”

Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”

(HQ Online) - Trước lo ngại quy định bỏ ký quỹ trước giao dịch (Non-Prefunding) có thể tạo ra một số rủi ro cho các công ty chứng khoán (CTCK), các chuyên gia cho rằng hiện nay các CTCK trong nước đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đảm bảo năng lực tài chính để đáp ứng quy định này. Về lâu dài, bỏ ký quỹ trước giao dịch là cú huých giúp các công ty chứng khoán nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, năng lực tài chính và quản trị rủi ro.
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD

Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD

(HQ Online) - Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm nay có thể đạt kim ngạch 2 tỷ USD.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Chiều 4/11/2024, Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

(HQ Online) - FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10/2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Tại báo cáo này, FTSE Russell đánh giá tích cực về các giải pháp của Việt Nam, trong đó bao gồm mô hình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

(HQ Online) - Ông Kojima Kazunobu, Cố vấn trưởng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc phát triển thị trường chứng khoán cả về chất và lượng để trở thành một thị trường tiềm năng, có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 là bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu nâng chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

(HQ Online) - Tại Hội thảo trực tuyến đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada, tổ chức ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính Canada nhấn mạnh, một trong những trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu là truyền thông. Theo đó, công tác truyền thông tốt giúp ngăn chặn những diễn biến không mong muốn, kiểm soát tính biến động của thị trường.
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

(HQ Online) - Dự án hợp tác “Nâng cao năng lực về thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ sẽ giúp thể chế về thị trường chứng khoán sẽ ngày càng hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

(HQ Online) - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC được xem là sẽ tháo gỡ nút thắt trọng yếu trong nâng hạng thị trường chứng khoán liên quan đến bãi bỏ quy định yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Luật hóa quy định về  hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Chứng khoán là cần thiết để đảm bảo cho thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, ngăn chặn hành vi gian lận, tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép

Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lênh Cảnh sát biển vừa phát hiện và bắt giữ tàu cá đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép 55.000 lít dầu DO trên biển.
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, đảm bảo độ bảo mật cao...
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Trong quý 3/2024, ngành dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 12,4 tỷ USD...
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo vừa chính thức được ra mắt tại Brazil, trong bối cảnh nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro. Với sự tham gia của 41 quốc gia
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn, thiếu minh bạch.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động