Facebook Twitter youtube Tiktok

Ứng dụng hệ thống thông minh để quản lý rủi ro hải quan

(HQ Online) - Công tác quản lý rủi ro đang hướng đến việc nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu từ quản lý rủi ro
Điện tử hóa thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hướng tới hải quan số
Ngành Hải quan thực hiện nhiều giải pháp để hàng hóa thông quan thông suốt
Ứng dụng hệ thống thông minh để  quản lý rủi ro hải quan
Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan. (Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Cục Hải quan Quảng Ninh) Ảnh: T.BÌNH

Thay đổi cơ chế xử lý dữ liệu

Nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Qua các năm, ngành Hải quan đã liên tục phát triển và hoàn thiện hơn 20 hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, trong đó, phải kể đến hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, chuyển giao từ năm 2014.

Tại thời điểm tiếp nhận sử dụng, hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo ra sự thay đổi rõ nét so với trước đó như tốc độ xử lý, phân luồng tờ khai nhanh; vận hành ổn định; xử lý dữ liệu tập trung thống nhất tại Tổng cục Hải quan; nhiều chức năng nghiệp vụ được tích hợp trên một giao diện màn hình xử lý…

Một số tính năng khác được xây dựng dựa trên các định hướng của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), góp phần thông quan nhanh và tạo nhiều thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Có thể nói, Hệ thống xử lý dữ liệu nghiệp vụ hải quan (VCIS) là bộ phận của hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ riêng cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, trong đó tập trung cho hoạt động quản lý rủi ro. Việc ứng dụng hệ thống VCIS đã tạo ra những thay đổi trong cơ chế xử lý dữ liệu và đánh giá rủi ro của cơ quan Hải quan.

Kể từ năm 2014 đến nay, công tác quản lý rủi ro đã thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, áp dụng khoảng hơn 1 triệu chỉ số tiêu chí/năm các loại, phân loại mức độ tuân thủ, đánh giá xếp hạng rủi ro đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhâp khẩu. Tính đến 15/3/2022, hệ thống đang theo dõi đánh giá hơn 182.000 doanh nghiệp XNK, đảm bảo thông suốt phân luồng gần 100 triệu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.

Hệ thống VCIS được phát triển trên nền của hệ thống CIS của Hải quan Nhật Bản, với các tính năng sẵn có phù hợp với các quy trình nghiệp vụ theo quy định pháp luật của Nhật Bản, trong bối cảnh nền kinh tế đã phát triển và một số loại hình quản lý khác với Việt Nam. Cùng với đó, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin đã được Hải quan Nhật Bản phát triển và tích hợp các hệ thống trong nhiều năm. Chính vì vậy, sau hơn 8 năm vận hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Hệ thống VCIS cũng đã bộc lộ một số hạn chế như là một hệ thống “đóng”, không tích hợp được với các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam, do đó việc tích hợp, trao đổi, xử lý thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống ngày càng bị hạn chế và trở thành một thách thức cần phải giải quyết trong thời gian sớm.

Tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng

Nhận thức được việc đầu tư phát triển Hải quan số là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành Hải quan, ngày 26/1/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh, hệ thống mới sẽ được thiết kế đồng bộ, tổng thể bao phủ tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, gắn kết các đơn vị hải quan, quy trình quản lý được khép kín và đồng bộ từ khâu thu thập thông tin ban đầu đến hoạt động phân tích đánh giá xác định trọng điểm, đến khâu phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu. Các quyết định của cơ quan Hải quan trong toàn bộ chuỗi quy trình thủ tục hải quan từ trước thông quan, trong thông quan, sau thông quan, các hoạt động giám sát hải quan, kiểm soát hải quan đều được sử dụng kết quả từ Hệ thống. Khi xây dựng, thiết kế hệ thống các công nghệ, mô hình nghiệp vụ hiện đại sẽ được tính toán nghiên cứu áp dụng như mô hình máy học, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn Big Data…

Thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ về quản lý rủi ro, trong đó yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục phối hợp, nghiên cứu để xác định những khâu nghiệp vụ có ứng dụng quản lý rủi ro để đặt yêu cầu xây dựng các chức năng phần mềm trên hệ thống mới.

Kết quả tổng hợp sơ bộ ban đầu cho thấy, các đơn vị đã đặt ra hơn 100 yêu cầu chức năng nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các lĩnh vực giám sát quản lý hải quan, thuế xuất nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan, kiểm định hải quan… Các yêu cầu quản lý rủi ro của ngành Hải quan đặt ra đã bao phủ việc lựa chọn danh sách các đối tượng cần kiểm tra từ khi hàng hóa chưa đến cảng, hành khách xuất nhập cảnh chưa đến cửa khẩu quốc tế đến khi hàng hóa đã thông quan được lựa chọn để kiểm tra sau thông quan… từng khâu nghiệp vụ cụ thể của quy trình thủ tục hải quan đều có sự tham gia của hệ thống trong việc hỗ trợ, đánh giá rủi ro.

Trong đó, đáng lưu ý là việc đưa vào ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động đánh giá, lựa chọn phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh thông qua hệ thống nhận biết và các thuật toán xử lý dữ liệu lớn. Đồng thời, nhận diện phương tiện vận tải, container trọng điểm cần kiểm tra thông qua kết nối camera nhận dạng biển số với hệ thống quản lý rủi ro; tự động khuyến nghị danh sách các tờ khai có dấu hiệu rủi ro về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Với những yêu cầu ứng dụng quản lý rủi ro đặt ra đối với hệ thống mới, hệ thống sẽ có thể hỗ trợ công chức Hải quan nhanh chóng ra các quyết định lựa chọn kiểm tra, giám sát các đối tượng có rủi ro cao, xây dựng môi trường quản lý tuân thủ ngày một hoàn thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát của cơ quan Hải quan.

Doãn Ngọc Hà

Cùng chủ đề: Hải quan số

Tin liên quan

Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận

Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận

(HQ Online) - Phân tích, phân loại kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu một mặt đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc xác định mã số, mức thuế và chính sách mặt hàng, mặt khác nhằm phát hiện và ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận thương mại.
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật

Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật

(HQ Online) - Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đã được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những giải pháp nằm trong công tác cải cách hiện đại hóa, đổi mới công tác quản lý của cơ quan Hải quan và thúc đẩy quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp.
Hoàn thiện quản lý tuân thủ về thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân

Hoàn thiện quản lý tuân thủ về thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân

(HQ Online) - Trước thực trạng vẫn có doanh nghiệp (DN) núp bóng hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có doanh thu hàng trăm tỷ đồng sử dụng nhiều hóa đơn để tăng chí phí đầu vào, Tổng cục Thuế cho biết sẽ tăng cường quản lý để hạn chế tình trạng gian lận, trốn thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

(HQ Online) - Với sự phát triển mạnh mẽ của quy mô nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nằm trong Top 20 thế giới, do đó “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật, đòi hỏi rất khẩn trương nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới!
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

(HQ Online) - Hiện đại hóa hải quan là một tiến trình được ngành Hải quan tập trung triển khai liên tục nhiều năm qua, nhằm tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong tiến trình đó, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mang một dấu ấn đậm nét, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan có nhiệm vụ định hướng xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược lớn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định triển khai nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà còn là một yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thiếu những thách thức, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cho đến áp lực tài chính.
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

(HQ Online) - Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, song vẫn tồn tại nhiều bất cập về quy hoạch và hạ tầng. Việc quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản

(HQ Online) - Trong Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 6/2/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông năm 2024 tăng trưởng 2 con số, thị trường này lọt vào top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 3 bệnh nhi liên quan đến tự chế pháo nổ.
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Việc sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục một số bất cập phát sinh trong thực
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát triển khiến Chính phủ và các tổ chức phát triển đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển khác.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5%.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động