Facebook Twitter youtube Tiktok

UBTVQH cho ý kiến ban hành Nghị định thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul

(HQ Online) - Chiều 11/2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc ban hành Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbul Chủ tịch Quốc hội: Cần tăng mức phạt tiền tối đa ở 6 lĩnh vực để răn đe
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbul Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 42
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbul Thường vụ Quốc hội đồng ý gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbul
Xây dựng Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul nhằm đơn giản hóa thủ tục, áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển giao lưu thương mại của Việt Nam. Ảnh: N.Linh

Thay mặt Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trình bày dự thảo Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa (sau đây gọi tắt là Công ước) được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Theo quy định của Công ước, tất cả thành viên của WCO và tất cả thành viên của Liên hợp quốc hoặc các cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc đều có thể trở thành thành viên của Công ước. Hiện nay, trên thế giới có 71 quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên Công ước (bao gồm cả Việt Nam).

Ngày 26/9/2017, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo số 1134/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung liên quan đến các Văn kiện hợp tác quốc tế tại phiên họp thứ 14 (tháng 9/2017); theo đó, nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa; giao Chính phủ thực hiện việc nội luật hóa các quy định của Công ước thành các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam chính thức là thành viên Công ước Istanbul từ ngày 3/7/2019 theo Thông báo số 27/2019/TB-LPQT ngày 4/7/2019 của Bộ Ngoại giao.

Với việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm thực hiện cam kết quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai cơ chế tạm quản. Đơn giản hóa thủ tục, áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển giao lưu thương mại của Việt Nam khi gia nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Đồng thời, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Chính phủ đã thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Dự thảo đã được lấy ý kiến của các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đồng thời đăng tải dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến; Chính phủ (Bộ Tài chính) đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, VCCI tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp cộng đồng doanh nghiệp; dự thảo Nghị định được Bộ Tư pháp thẩm định tại báo cáo số 06/BC-BTP ngày 8/1/2019.

Dự thảo Nghị định có 26 Điều, được chia thành 6 chương: Chương I. Quy định chung gồm 3 Điều (từ Điều 1 đến Điều 3); Chương II. Tạm quản hàng hóa gồm 4 Điều (từ Điều 4 đến Điều 7); Chương III. Thủ tục cấp sổ ATA, hoàn trả sổ ATA gồm 3 Điều (từ Điều 8 đến Điều 10); Chương IV. Thủ tục hải quan gồm 8 Điều (từ Điều 11 đến Điều 17); Chương V. Bảo đảm hàng hóa tạm quản gồm 3 Điều (từ Điều 18 đến Điều 20); Chương VI. Miễn thuế, giảm thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa tạm quản gồm 03 Điều (từ Điều 21 đến Điều 23); Chương VII. Tổ chức thực hiện gồm 3 Điều (Điều 24 và Điều 26)

Để có thể thực hiện một cách đầy đủ các cam kết của Công ước và Phụ lục A, Phụ lục B1 cũng như phù hợp với quy định của pháp luật trong nước về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khi gia nhập Công ước, tại dự thảo Nghị định tập trung quy định vào các nội dung cơ bản như: Nhóm quy định chung hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục cấp và hoàn trả sổ tạm quản (sổ ATA), bảo đảm thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul; nhóm quy định về hàng hóa tạm quản; nhóm quy định về sổ ATA; nhóm về thủ tục hải quan; nhóm vấn đề về bảo đảm thuế hải quan; nhóm thuế, giảm thuế và quản lý thuế; nhóm trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng trình bày các nội dung xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: Cơ chế bảo đảm hàng hóa tạm quản; thời hạn tạm quản; về khoản thu phí cấp sổ ATA.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra về Dự thảo Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul, theo đó Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có một Nghị định của Chính phủ để nội luật hóa Công ước Istanbul mà Việt Nam đã tham gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết những vấn đề mà Chính phủ nêu đã được quy định rõ tại điều khoản trong quy định của Luật Điều ước quốc tế cũng như Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể Chính phủ sẽ thực hiện theo khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 và Khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng các văn bản pháp luật.

“Riêng về việc cấp sổ tạm quản ATA, theo quy định thống nhất coi đây là một loại phí hải quan nằm trong danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo luật và do Chính phủ chỉ đạo hướng dẫn, không phải ban hành danh mục phí mới. Về việc phân công cho cơ quan cấp sổ thuộc thẩm quyền Chính phủ” - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh và cho biết Thường vụ Quốc hội sẽ có thông báo chuyển sang Chính phủ để ban hành Nghị định.

Nội dung của Cơ chế tạm quản hàng hóa là hàng hóa được phép tạm nhập vào hoặc tạm xuất ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện chủ hàng tạm nhập hoặc tạm xuất phải đảm bảo tái xuất hoặc tái nhập trong thời hạn nhất định và chấp hành các quy định quản lý của các nước mà hàng hóa đi và đến.

Cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản (ATA carnet) là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul. Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập (khai báo, nộp, hoàn thuế) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng sổ tạm quản. Đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho một số hoạt động thương mại nhất định (hàng triển lãm, hội chợ và tham gia các sự kiện).

Khi tham gia Công ước, Hải quan của nước tham gia sẽ chỉ định tổ chức cấp sổ và bảo lãnh (NIGA) thường là Phòng thương mại và Công nghiệp (là đại diện doanh nghiệp và là thành viên của ICC).

Khi tham gia Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ chấp nhận cơ chế vận hành và cơ chế quản lý của Công ước, về cơ chế vận hành, các bên tham gia có nghĩa vụ chấp nhận hàng hóa của các bên ký kết sử dụng sổ tạm quản theo mẫu của Công ước được tạm nhập tái xuất vào lãnh thổ nước mình theo quy trình thủ tục đơn giản được quy định tại Công ước và không thu khoản thuế hải quan nào.

Việc cấp Sổ Tạm quản thực hiện theo nhu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, NIGA sẽ hướng dẫn người xin cấp sổ các thủ tục cần thiết: xin giấy phép, cung cấp hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, các chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa, trên cơ sở đó NIGA sẽ thông báo mức bảo lãnh, số tiền bảo lãnh này phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các loại thuế, phí phát sinh, phạt của cơ quan hải quan nơi hàng hóa tạm nhập nếu hàng hóa đó không tái xuất, thông thường bằng với 110% mức thuế nhập khẩu của quốc gia hàng sẽ đi qua (trong trường hợp hàng hóa đi qua nhiều nước thì sẽ áp dụng mức thuế cao nhất trong số các quốc gia đó để tính phí bảo lãnh sổ).

N.Linh

Tin liên quan

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Làm rõ thêm một số nội dung của dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, về nguyên tắc, các ưu đãi thuế chỉ nên được quy định trong các văn bản luật về thuế. Do vậy, cần phải chấm dứt việc lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành để đảm bảo tính tổng thể, nhất quán và dễ thực hiện.
Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của cơ quan soạn thảo xin được chỉnh lý dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) theo hướng quy định lộ trình thực hiện: từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10% đối với nước giải khát có đường.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội "chốt" năm 2025 tăng trưởng trên 8%

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội "chốt" năm 2025 tăng trưởng trên 8%

(HQ Online) - Sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra và họp phiên bế mạc vào ngày 19/2/2025.
Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số toàn diện tại đơn vị, Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia (thuộc Chi cục Hải quan khu vực VIII) vừa tổ chức thành công lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hải quan” cho các cán bộ, công chức và người lao động tại đơn vị.
Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Chi cục Hải quan khu vực VI đề xuất tỉnh Lạng Sơn sửa trường dữ liệu trên Nền tảng cửa khẩu số để đồng nhất với thông tin khai hải quan.
Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Bằng hàng loạt hoạt động hỗ trợ thiết thực đã và đang triển khai, Chi cục Hải quan khu vực XVII góp phần tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế tại Long An, Tiền Giang và Bến Tre.
Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Ngày 9/5/2025, Chi cục Hải quan khu vực III đã tổ chức Đoàn công tác do Chi cục trưởng Trần Mạnh Cường làm Trưởng đoàn để khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại địa bàn được giao quản lý của Chi cục.
Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Trong tháng 4/2025, Chi cục Hải quan khu vực VI đã triển khai các hoạt động thực tiễn, thể hiện tinh thần chủ động, quyết liệt và đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Theo đó, chỉ trong tháng 4/2025, số thu thuế từ hoạt động XNK hàng hóa của Chi cục Hải quan khu vực VI được gần 1.371 tỷ đồng.
Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Ngày 9/5, Chi cục Hải quan khu vực IV tổ chức Hội nghị đối thoại với hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn đơn vị quản lý.
Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh (thuộc Chi cục Hải quan khu vực VIII) vừa tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2025 với doanh nghiệp và cư dân biên giới có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn.
Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Cục Hải quan vừa ban hành quyết định tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan 6 tháng đối với 10 công ty thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan khu vực XII.
Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Sau 2 tháng chuyển giao mô hình cũ sang mô hình mới, Hải quan Ninh Bình (thuộc Chi cục Hải quan khu vực X) triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan thông suốt, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng trưởng.
Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa

Chi cục Hải quan Khu vực VIII vừa chỉ đạo Hải quan các cửa khẩu và Đội Kiểm soát hải quan về việc phối hợp công tác và tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa.
Hải quan khu vực IV thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng

Hải quan khu vực IV thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng

Cập nhật đến 15/4, Chi cục Hải quan khu vực IV thu ngân sách nhà nước được 3.034 tỷ đồng.
Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container

Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container

Trong gần 4 tháng đầu năm 2025, toàn ngành Hải quan đã thực hiện soi chiếu tổng số 11.849 container (trung bình 179 container/ngày)
Hải quan hướng dẫn khai báo chứng từ đính kèm khi làm thủ tục hải quan

Hải quan hướng dẫn khai báo chứng từ đính kèm khi làm thủ tục hải quan

Cục Hải quan vừa có hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp về việc khai báo chứng từ đính kèm khi làm thủ tục hải quan.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Cần chấm dứt việc lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành, đảm bảo tính tổng thể, nhất quán và dễ thực hiện khi triển khai thực hiện.
Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Bằng thủ đoạn mua nguyên liệu từ các đối tượng không rõ lai lịch, đối tượng chủ mưu thuê in vỏ hộp, giấy hướng dẫn sử dụng, đóng gói bán ra thị trường lượng lớn tân dược giả.
Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Cám gạo và cám gạo chiết ly nằm trong 4 mặt hàng nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).
Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia vừa tổ chức thành công lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hải quan”
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Số lượng chi cục hải quan ở các địa phương được giữ nguyên 20 Chi cục và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, thành Hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động