Truy xuất nguồn gốc xuất xứ giúp nâng hạng giá trị sản phẩm
Truy xuất nguồn gốc bằng QRcode chống hàng giả, hàng nhái Ra quân truy quét hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá |
Dùng quét mã QR khách hàng sẽ dễ dàng có thông tin đầy đủ hơn về sản phẩm. Ảnh minh họa: ST |
Minh bạch thông tin sản phẩm
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, vừa cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vừa tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng “được mùa, mất giá”…
Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, nhằm minh bạch thông tin đối với nhà phân phối, người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường.
“Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất không có truy xuất nguồn gốc ít nhất 20%”- ông Đăng Phúc Nguyên đánh giá, đồng thời cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước giúp nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày nay có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm hơn về chất lượng.
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ đã và đang là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam cung cấp hàng hóa ra nhiều thị trường thế giới. Theo đại diện Vinafruit, đối với các thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU)… đều đưa ra các quy định bắt buộc về việc thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với doanh nghiệp của nước xuất khẩu tiêu biểu như: Quy định 178/2002/E của Liên minh châu Âu (EU), Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) của Hoa Kỳ, Quy định của Trung Quốc về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu qua Lệnh 248, 249 áp dụng từ đầu năm 2022…
Thực tế cho thấy, việc xây dựng hệ thống quy định của các nước có xu hướng tăng với nội dung ngày càng chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn bán hàng qua các nước đó.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc dán tem truy xuất nguồn gốc là một phương tiện hữu hiệu để đảm bảo tính chất và nguồn gốc hàng hóa, chẳng hạn như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, việc áp dụng tem truy xuất nguồn gốc cho từng loại sản phẩm có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của từng quốc gia, loại sản phẩm và cách thức sản xuất.
Tại Việt Nam, mặc dù việc dán tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không bắt buộc, nhưng việc áp dụng tem truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bao gồm: giúp người tiêu dùng xác minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, từ đó yên tâm về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Nhờ tem truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm thủ công mỹ nghệ chính hãng với sản phẩm giả mạo, nhái thương hiệu. Hơn nữa, việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết về chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, từ đó góp phần nâng cao uy tín thương hiệu….
Cần thêm nhiều hỗ trợ
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp và hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình, đề án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại các địa phương trên cả nước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc như: hệ thống mã số mã vạch theo tiêu chuẩn GS1, Mã QR (QR code), xác thực nguồn gốc…
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên nền tảng số vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như sự hướng dẫn, hỗ trợ từ các sở, ngành, địa phương, trung ương trong việc phổ biến các khóa học cơ bản về công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, nông dân. Qua đó, có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất như: sổ ghi chép điện tử, khai thác các ứng dụng sản xuất an toàn trên internet… phục vụ cho truy xuất nguồn gốc, tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm …
Bên cạnh đó Chính phủ cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở đường truyền internet mạnh, rộng khắp vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nông dân và doanh nghiệp sản xuất nông sản ngày càng tăng. Thậm chí hỗ trợ 100% chi phí cho việc thực hiện truy xuất nguồn gốc với các hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap trở lên nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong việc quản lý chuỗi cung ứng, giám sát vận hành, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đồng thời phòng chống lại vấn nạn hàng giả hàng nhái trên thị trường, Trung tâm Tin học và Công nghệ của Cục đang triển khai giải pháp dán tem truy xuất, tem xác thực sản phẩm chính hãng QRcode trong thương mại điện tử tại địa chỉ https://truyxuat.gov.vn/. Giải pháp này sẽ giúp cơ sở sản xuất bảo vệ thương hiệu của mình khỏi bị giả mạo, nhái thương hiệu. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, giúp thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics