Trung Quốc trồng 33 triệu ha ngô biến đổi gen, lối nào cho Việt Nam?
Cây trồng biến đổi gen- Lời giải cho “bài toán” nguyên liệu thức ăn chăn nuôi? | |
Diện tích ngô biến đổi gen ở Việt Nam tăng hơn 26 lần |
Tại Việt Nam, ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa công bố văn bản dự thảo đề xuất một loạt sửa đổi đối với các quy định khác nhau liên quan đến cây trồng BĐG. Các đề xuất này hiện đang trong quá trình lấy ý kiến công chúng cho đến ngày 12/12/2021.
Việc thay đổi các quy định về hạt giống sẽ tạo điều kiện hơn cho quy trình phê duyệt cây trồng BĐG. Đây là động thái quan trọng để tiến hành thương mại hoá cây trồng BĐG, đặc biệt là ngô BĐG tại quốc gia này.
Trong số các thay đổi được đề xuất, điểm mới nổi bật của dự thảo là: Khi một sự kiện BĐG đã được cấp phép an toàn, được đưa vào giống ngô lai đã được cấp phép (giống nền) thì chỉ cần tiến hành thêm một lần thử nghiệm canh tác trên đồng ruộng kéo dài trong 1 năm để được cấp phép lưu hành giống. Điều này thay đổi khác so với quy định trước đây là phải trải qua quy trình phê duyệt cấp phép giống từ đầu.
Điều này có nghĩa là các tính trạng BĐG đã được phê duyệt gần đây do các công ty Trung Quốc phát triển có thể sẵn sàng ra mắt thị trường trong vòng 1 năm tới.
Ông Han Gengchen, Chủ tịch của Origin Agritech Ltd, công ty Trung Quốc đầu tiên phát triển cây ngô BĐG nhận định: “Tôi tin rằng đây là một bước tiến quan trọng cho việc thương mại hóa cây trồng BĐG. Các quy định mới làm rõ các thủ tục phê duyệt giống BĐG và đơn giản hóa quy trình. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất thương mại ngô BĐG”.
Sau khi các dự thảo này được chấp thuận, ước tính Trung Quốc có thể trồng 33 triệu ha ngô BĐG, tạo ra nguồn thu nhập lên đến 5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17 nghìn tỷ đồng), đồng thời tạo ra các đơn vị dẫn đầu trong thị trường.
Trung Quốc và Việt Nam đều là những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, đặc biệt là ngô nhập khẩu. Trước những động thái mới từ Trung Quốc liên quan tới phát triển ngô BĐG, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, một chuyên gia nhiều năm gắn bó với ngành chăn nuôi Việt Nam phân tích, Trung Quốc đang đi khá đúng hướng.
Đó là tích tụ diện tích đủ lớn, cơ giới hóa trồng ngô BĐG. Thậm chí, vị này còn cho rằng, đây là con đường tất yếu nêu muốn tự chủ về nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
“Với 33 triệu ha, nếu năng suất bình quân cho ngô BĐG là 10 tấn/ha thì sản lượng thu về sẽ là 330 triệu tấn/năm. Nếu Trung Quốc có thể trồng 33 triệu ha ngô BĐG thì sẽ tương đương với Hoa Kỳ, quốc gia sản xuất và xuất khẩu ngô lớn thế giới hiện nay”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Phụ thuộc quá lớn và nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã và đang gây ra không ít hệ luỵ cho ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chi phí logistics và nhiều chi phí khác tăng cao. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng lên khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại ở thời điểm hiện tại.
Đẩy mạnh cây trồng BĐG như đậu tương BĐG, ngô BĐG là một trong những giải pháp khả thi tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi thời gian tới.
Thậm chí, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan không ít lần nhấn mạnh: “Có thể đưa giống ngô, đậu tương BĐG canh tác đại trà ở Việt Nam là “chìa khóa” cho sự thành công”.
Tuy nhiên trên thực tế, muốn phát triển đại trà cây trồng BĐG không phải điều đơn giản bởi phải đảm bảo đáp ứng được 3 điều kiện gồm: Đất đủ lớn, giống BĐG và cơ giới hóa đồng bộ để trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến ngô hạt. Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hiện thực hoá điều này cần quyết tâm đủ lớn của cả hệ thống chính trị từ Quốc hội, Chính phủ cũng như khu vực tư nhân.
Tại Việt Nam, cây trồng BĐG đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ 2014 - 2015 trên cây ngô. Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy, ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Như vậy, nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô này, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi thức ăn chăn nuôi càng lớn. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 – 6,65 triệu đồng/ha. |
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK